Dòng sự kiện:
Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Bệnh viện phải bồi thường những khoản gì?
12/07/2018 13:06:05
Gia đình bị trao nhầm con có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại về mặt vật chất như: thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian đi tìm con đẻ, chi phí giám định ADN…

Vụ việc trao nhầm con tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã được gia đình phát hiện và báo với bệnh viện nhiều tháng nay. Tuy nhiên, đến nay hai bé vẫn chưa được trả về đúng bố mẹ ruột của mình.

Vụ việc trao nhầm con ở Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đến nay vẫn chưa được giải quyết

Câu hỏi được đặt ra là: Trách nhiệm của bệnh viện trong vụ việc này như thế nào? Gia đình có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hai hay không và trong trường hợp xảy ra tranh chấp (thương lượng không thành công) thì gia đình các bên cần phải làm gì?

Luật sư Long Xuân Thi (Liên đoàn Luật sư Hà Nội, Công ty TNHH Tư vấn Interco ) đã có những giải đáp cụ thể.

Xin luật sư cho biết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể bệnh viện Ba Vì trong vụ việc như thế nào? Gia đình hai bé có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại về mặt vật chất hay không?

Luật sư Long Xuân Thi: Trường hợp đối với lỗi cố ý thì căn cứ theo Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt thấp nhất từ 2 - 5 năm tù và cao nhất từ 7 - 12 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. 

Nếu hành vi trao nhầm con do lỗi vô ý, tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật và bệnh viện phải bồi thường theo quy định pháp luật. Theo quy định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, căn cứ  theo Điều 597 Bộ luật dân sự 2015.

Cụ thể theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định này, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình đã bị trao nhầm con. Sau đó, bệnh viện có quyền yêu cầu cá nhân người có lỗi (y tá, hộ sinh, bác sĩ…) trao nhầm đứa trẻ phải bồi thường lại cho bệnh viện.

Gia đình bị trao nhầm con có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại về mặt vật chất, như: thu nhập bị mất hoặc giảm sút trong thời gian đi tìm con đẻ, chi phí giám định ADN, chi phí xác minh, làm lại giấy tờ hộ tịch… Những chi phí này phải được chứng minh bằng hóa đơn, chứng từ hoặc xác nhận do cá nhân hoặc tổ chức làm chứng.

Ngoài những tổn thất về vật chất có thể định lượng được một cách cụ thể, còn có những thiệt hại, nỗi đau về mặt tinh thần, như: vì đứa con bị trao nhầm mà vợ chồng nghi ngờ nhau khiến hôn nhân đổ vỡ; hoặc vì lời gièm pha, đàm tiếu của những người xung quanh mà gia đình bị trao nhầm con lo lắng, mất ăn mất ngủ, khiến tinh thần sa sút, cuộc sống không hạnh phúc…

Những vấn đề trên được quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Đối với gia đình hai bé cần làm gì để nhận lại con đẻ của mình thưa luật sư?

Luật sư Long Xuân Thi:

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định:

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. 

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. nhận quan hệ cha, mẹ, con được thực hiện tại Cơ quan đăng ký hộ tịch:

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con có thể là: 

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 

+ Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.  

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thứ hai, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con thông qua Tòa án (khi xảy ra tranh chấp):

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con qua việc yêu cầu Tòa án giải quyết thường phức tạp và tốn thời gian, chi phí hơn rất nhiều so với yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Cơ quan đăng ký hộ tịch. Việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sẽ căn cứ theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trước hết, chủ thể có thẩm quyền phải làm đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu lên Tòa án để giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con.

Thời gian giải quyết vụ án xác định quan hệ cha, mẹ, con khi có tranh chấp có thể kéo dài từ 04 đến 06 tháng hoặc thậm chí một năm hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án cũng như phụ thuộc vào các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con và các sự kiện phát sinh kể từ khi làm đơn khởi kiện.

Xin cảm ơn luật sư!

Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. 

Theo Infonet

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến