Dòng sự kiện:
Vụ tử vong khi làm đẹp tại bệnh viện Kangnam là sự cố y khoa
17/10/2019 17:04:57
Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y Tế TP.HCM liên quan đến vụ việc nữ khách hàng Việt kiều bị tử vong sau khi thực hiện phẫu thuật căng da mặt tại bệnh viện Kangnam.
Liên quan tới vụ việc nữ khách hàng bị tử vong sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt, mới đây, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã có báo cáo gửi Sở Y tế TP.HCM.
Theo báo cáo của bệnh viện Kangnam, nữ Việt kiều L.T.C. (59 tuổi, tạm trú quận Tân Phú) đến bệnh viện đăng ký dịch vụ làm đẹp vì lão hóa da mặt, ca phẫu thuật được bắt đầu từ 14 giờ và kết thúc vào 17 giờ 30 ngày 11/10.
Trong quá trình phẫu thuật, khách hàng được gây mê nội khí quản, sát khuẩn vùng mặt, cổ bằng Povidin và gây tê bằng 100 ml dung dịch Lidocain, Adrenalin và Natri Clorua vào vùng tai hai bên, tê hai bên má, vùng cằm và sau tai, vùng chân tóc theo đường mổ. Chờ ngấm tê khoảng 20 phút, các bác sĩ tiến hành căng da mặt. 
Sau khi rạch da theo đường chân tóc, bác sĩ bốc tách vào lớp trên cân cơ vùng cổ, cầm và sau tai. Thấy có một ít silicone ở vùng má hai bên, bác sĩ lấy silicone ra ngoài. Cầm máu kỹ, thu gọn cân cơ bằng chỉ PDs 2.0, bệnh nhân được cắt da thừa, đặt dẫn lưu hai bên, khâu dính da bằng chỉ PDS 4.0, khâu phục hồi vết thương bằng Dafilon 6.0. Bác sĩ tiến hành băng ép, thoát mê và kết thúc cuộc mổ an toàn.
Đến 17h30, khách hàng được rút nội khí quản. Khách hàng lơ mơ, tự thở và khi bác sĩ hỏi đều trả lời đúng. Đến 18h, bệnh nhân tỉnh, tự thở tốt. Mạch, huyết áp và nước tiểu ổn định. Sau mổ, bệnh nhân được bơm tiêm điện, theo dõi sát sinh hiệu và chăm sóc cấp 1.
Bệnh viện Kangnam, nơi xảy ra sự cố
Tuy nhiên, khoảng 21h cùng ngày, nữ Việt kiều đột ngột khó thở, khàn tiếng, phù môi, tím tái, lơ mơ; mạch nhẹ khó bắt, huyết áp tụt, chỉ số oxy trong máu giảm chỉ còn 80%. Lúc này, các bác sĩ của Kangnam chẩn đoán khách hàng bị sốc phản vệ sau phẫu thuật căng da mặt. Ekip nhanh chóng thực hiện cấp cứu tích cực như tiêm Adrenalin 1mg/1ml tĩnh mạch chậm, dùng Lipofuldin 20%/100 ml tiêm tĩnh mạch.
Nhận thấy tình hình sức khỏe của bệnh nhân không cải thiện, huyết áp tụt nhanh và các chỉ số khác liên tục giảm. Bác sĩ thêm lần nữa tiêm thuốc Adrenalin 1mg/1ml; tiêm thuốc Lipofuldin 20%/400ml. 2 phút sau đó, tình hình không khả quan nên các bác sĩ thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và tiêm Adrenalin 10mg cho bệnh nhân. Các bác sĩ tiếp tục sốc điện, đồng thời gọi xe cấp cứu chuyển đến bệnh viện Nhân dân 115, sau đó tiếp tục được chuyển tuyến lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không qua khỏi và đã tử vong tối 14/10.
Báo cáo của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam khẳng định sau khi được hồi sức tích cực theo đúng quy trình, bệnh nhân tương đối ổn định, các chỉ số sinh tồn đủ điều kiện chuyển tuyến điều trị.
Trong khi đó, trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, đây là một sự cố trong y khoa, nó có thể có nguy cơ xảy ra, quan trọng là việc khống chế ở mức độ nào để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến tính mạng.
Bước đầu, bà Mai cho rằng, nguyên nhân có thể là do sốc phản vệ, sốc thuốc tê sau khi phẫu thuật. Đây là những tai biến do cơ địa mỗi bệnh nhân, xảy ra ngoài tiên lượng của những người làm chuyên môn. Trước mỗi cuộc phẫu thuật, các y bác sĩ tại những cơ sở được cấp phép theo quy định của pháp luật đều khám lâm sàng, tư vấn rất kỹ cho khách hàng, yêu cầu khai báo về tình hình sức khỏe, tiền sử, dị ứng…và khách hàng cũng phải làm giấy cam kết mới được thực hiện phẫu thuật.
“Bệnh viện có làm đúng theo quy trình hay không, sử dụng thuốc hay không, tất cả mọi thứ chờ hội đồng chuyên môn xem xét và kết luận. Mình chưa thể kết luận được là họ sai, hay quy trình bị hở hay việc quản lý của mình lỏng lẻo. Bệnh viện này đã được Bộ Y tế cấp phép. Về điều kiện cũng như trang thiết bị danh mục kỹ thuật đã được xét rất kỹ rồi”, bà Mai nói.
Cùng thời gian này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), vừa có công văn khẩn đề nghị Sở Y tế TP HCM khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc. Hiện Thanh tra Sở Y tế đang tiến hành vào cuộc xác minh, niêm phong hồ sơ, điều tra vụ việc. Ban giám đốc Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo thành lập hội đồng chuyên môn và sẽ đưa ra kết luận sớm nhất về nguyên nhân vụ việc.
Theo tìm hiểu của PV, sốc phản vệ là nguyên nhân phổ biến gây ra rủi ro trong y khoa mỗi năm với tỉ lệ 5:100.000. Trong trường hợp thiếu may mắn, rủi ro đáng tiếc đến tính mạng là không thể tránh khỏi Tai biến y khoa có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào và bất cứ arớc nào trên thế giới. Ngay ở Mỹ, năm 1999, người ta đã thống kê tỷ lệ tai biến là 3,7%, ỞỦc một đất nước mà an toàn y khoa tương đối cao, Có tới 8% bị tai biến. Tại các nước y học phát triển khác như châu Âu thì tỷ lệ tai biến từ 5 – 15%. Ở Việt Nam, số lượng tại biến trong y khoa cũng không phải là ít, tỉ lệ 8,5/100.000.000

Thiện An 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến