CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 với doanh thu thuần sụt giảm phân nửa so cùng kỳ về còn 2.122 tỷ đồng.
Trong khi giá vốn ngốn tới 2.000 tỷ nên lợi nhuận gộp giảm mạnh 75% về vỏn vẹn 123 tỷ đồng. Thêm vào đó, kỳ này chi phí tài chính tăng 69% khi chiếm 54 tỷ đồng.
Mặc dù cắt giảm mạnh 57% chi phí bán hàng về còn 133 tỷ đồng nhưng sau cùng vua tôm Minh Phú thu vẫn không đủ bù chi khiến lỗ ròng 97 tỷ đồng trong quý 1/2023, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi 90 tỷ đồng. Đây là mức lỗ theo quý đầu tiên tính từ năm 2016 trở lại đây của MPC.
Theo giải trình của MPC, sở dĩ kỳ này công ty thua lỗ do doanh thu bán hàng trong kỳ giảm. Thêm vào đó kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty nuôi tôm thương phẩm Minh Phú Lộc An, Minh Phú Kiên Giang và Công ty Sản xuất Tôm giống Minh Phú Ninh Thuận không có hiệu quả.
Tại thời điểm cuối quý 1/2023, tổng tài sản của Minh Phú giảm 1.135 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt và gửi ngân hàng giảm mạnh 77% xuống còn 205 tỷ; Hàng tồn kho cũng giảm nhẹ xuống 4.816 tỷ đồng; Các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ xuống 1.342 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả, Minh Phú đã giảm khá mạnh 900 tỷ vay nợ tài chính xuống còn 3.074 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2023 Minh Phú đạt doanh thu 17.985 tỷ đồng, tăng 9,5% so năm trước. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 1.146 tỷ đồng, tăng 38% so với số lãi 832 tỷ đồng đạt được năm 2022. Như vậy, trong quý 1 Minh Phú thực hiện được 12% về doanh thu và cách rất xa về lợi nhuận.
Trong khi đó, theo đánh giá của CTCK Phú Hưng (PHS), sau khi mở rộng thêm các nhà máy chế biến, tổng công suất chế biến của MPC vào năm 2027 dự kiến sẽ đạt 130,000 tấn/năm, tăng thêm gấp 1.7 lần công suất hiện tại.
Bên cạnh đó, PHS cho rằng chuỗi giá trị tôm thông minh là động lực tăng trưởng doanh thu của MPC trong dài hạn, với việc khu phức hợp được triển khai trên 10,000 ha đất tại tỉnh Kiên Giang với tổng mức đầu tư là 50,000 tỷ đồng, dự kiến sẽ mất 6 năm để triển khai. Đồng thời, MPC cũng tập trung gia hóa tôm sú giống kháng bệnh và thích nghi, năng suất cao tăng thị phần tôm sú từ 20% hiện nay lên 50% và cao hơn nữa.
Ngoài ra, MPC được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định EVFTA khi thuế tôm nguyên liệu và sản phẩm tôm được giảm mạnh từ mức 12-20% về mức 0%.
Dù vậy, tiếp nối đà giảm từ những tháng cuối năm 2022, bức tranh xuất khẩu thủy sản vào năm 2023 được dự báo sẽ không thể sáng ngay trở lại trong những tháng đầu năm, do đó, PHS ước tính doanh thu thuần 2023 của MPC đạt 13,403 tỷ đồng, giảm hơn 18% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp theo đó giảm xuống mức 15%.
Sau cùng, lãi sau thuế 2023 của MPC dự kiến giảm hơn 20%, xuống 668 tỷ đồng dựa trên bối cảnh nhu cầu suy giảm, giá tôm xuất khẩu giảm cùng với cạnh tranh gay gắt từ các thị trường đối thủ.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy