Với lợi thế nằm ở vị trí giao thoa về kinh tế - xã hội (KT-XH) - văn hóa giữa các vùng miền trong tỉnh, có nhiều tuyến giao thông trọng điểm như: Quốc lộ 47, 47B, 47C, đường Hồ Chí Minh... chạy qua, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư. Nhiều dự án đã, đang và sẽ được triển khai, mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển KT-XH.
Hiện, huyện Thọ Xuân được quy hoạch 1 khu công nghiệp (KCN), 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) và 5 cụm công nghiệp (CCN), gồm: CCN thị trấn Thọ Xuân, CCN Xuân Lai, CCN Thọ Nguyên, CCN Thọ Minh, CCN Phụ trợ KCN Lam Sơn - Sao Vàng. Đây là những điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, dự án đầu tư vào địa bàn.
Đô thị huyện Thọ Xuân hiện tại
Ông Lý Minh Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: Nhờ việc thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đến nay huyện đã thu hút được khoảng 30 dự án đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp – thủy lợi, thương mại - dịch vụ - du lịch, lĩnh vực phát triển đô thị..., với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1.200 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án có tổng mức đầu tư lớn, như: Dự án Khu nghĩa trang huyện Thọ Xuân, tại xã Xuân Thắng của Tổng Công ty CP Hợp Lực, vốn đầu tư 291,3 tỷ đồng; Nhà máy may xuất khẩu của Công ty CP Quốc tế Swimax, xã Thọ Nguyên, vốn đầu tư 150 tỷ đồng; Nhà máy May Thọ Xuân Corporation II, tại xã Thọ Lộc của Công ty Seyang Corporation, vốn đầu tư 106,6 tỷ đồng; Dự án khu thương mại dịch vụ nông lâm sản tại xã Xuân Phú của Công ty TNHH Phúc Lộc TD, vốn đầu tư 29,1 tỷ đồng.
KCN Lam Sơn – Sao Vàng được quy hoạch mang theo hy vọng trở thành điểm nhấn trong bức tranh kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực phía Tây của tỉnh nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng.
Được quy hoạch với diện tích 592,3 ha, trên địa bàn các xã Xuân Phú, Xuân Thắng (Thọ Xuân) và Thọ Sơn (Triệu Sơn), KCN Lam Sơn - Sao Vàng được định hướng phát triển thành KCN sạch, sử dụng CNC, hướng tới hình thành khu CNC, bao gồm: Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ – điện tử, quang – điện tử và tự động hóa; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế...
Đây được xác định là 1 trong 4 cụm động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Trước mắt, nơi đây sẽ ưu tiên cho việc phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm nguyên chiếc và linh kiện điện tử, viễn thông như điện thoại, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số... và các sản phẩm CNC khác, gắn với đào tạo nguồn nhân lực CNC, hướng tới phát triển thành khu CNC trong tương lai. Đến nay, KCN đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư sản xuất như: Công ty CP Á Mỹ Thọ Xuân, Nhà máy May xuất khẩu Tùng Phương..., giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
Quy hoạch đô thị huyện Thọ Xuân đến năm 2040
Ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: “Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá, thu hút các nhà đầu tư, trong năm 2019, toàn huyện thành lập mới được 153 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 550 doanh nghiệp. Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, từng bước biến nơi đây thành trung tâm kinh tế phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.”
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy