Trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra một số nhận định cơ bản về nền kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2020.
Phân tích các số liệu cơ bản, WB cho rằng, trong tháng 8, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ đã chậm hơn những tháng gần đây và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng trước khi xảy ra dịch COVID-19.
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,1% trong tháng 8, thấp hơn một chút so với tháng 7, còn tăng trưởng doanh số bán lẻ đã giảm xuống 2,3% trong tháng 8 so với 5,2% trong tháng 7.
Cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư trong 8 tháng đầu năm 2020 và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tích lũy thêm khoảng 12 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Vào cuối tháng 8, dự trữ ngoại hối của NHNN là 92 tỷ USD, tăng so với mức 80 tỷ USD vào cuối tháng 12.
Trong tháng 8, xuất khẩu của Việt Nam ổn định, tăng trưởng 1,42%, nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng 720 triệu USD trong tháng 8 so với 3,1 tỷ USD vào tháng 7 năm 2020. Việt Nam đã nhận được 19,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019.
Lạm phát tiếp tục giảm trong tháng 8, ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với những tháng gần đây do giá lương thực ổn định. Tăng trưởng tín dụng trong tháng 7 tiếp tục giảm ở mức 9,4% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự suy giảm trong hoạt động kinh tế mặc dù NHNN có chính sách giảm lãi suất và khuyến khích tín dụng thương mại.
Dư địa tài khóa đang bị thu hẹp do nguồn thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm thấp hơn 12,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đồng thời, chi tiêu công tăng 8,2% - một phần là do đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình đầu tư để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình đầu tư công, chi đầu tư phát triển tăng lên đến 221,7 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Cuối cùng WB khuyến nghị, trong tương lai, tốc độ phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi của nhu cầu trong nước sau đợt bùng phát dịch bệnh ở Đà Nẵng. Cần chú ý nhiều hơn đến các tác động của cuộc khủng hoảng, sự ổn định về tài khóa và tài chính trong trung và dài hạn, cũng như các chính sách để giải quyết những vấn đề liên quan phát sinh.
Tác giả: Đình Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy