Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 23/5, Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), bà Anna Bjerde, cho biết WB sẽ thúc đẩy các nước thành viên tăng các khoản viện trợ và vốn mới để tăng quy mô các khoản vay ứng phó với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 23/5, bà Bjerde cho biết WB sẽ tập hợp sự hỗ trợ của các nhà tài trợ cho một cơ chế ứng phó khủng hoảng mới thành lập để giúp các nước nghèo nhất thế giới ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu chồng chéo, trong đó có các sự kiện khí hậu cực đoan.
Bà bày tỏ hy vọng có thể thực hiện điều này “vào cuối năm” tại hội nghị thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Maroc tháng 10 tới.
Bà Bjerde nhấn mạnh: “Chúng ta cần có các khoản hỗ trợ từ các nước phát triển và các nước có thu nhập cao, các nước giàu, để hỗ trợ các nước có thu nhập thấp,” đồng thời cho biết sẽ cần nhiều tỷ USD cho cơ chế trên.
Cơ chế ứng phó khủng hoảng trên thuộc Quỹ Hỗ trợ phát triển quốc tế (IDA) - quỹ của WB dành cho các nước nghèo nhất, vốn đang cạn kiệt đi nhanh chóng do đại dịch COVID-19.
WB muốn tăng khoản vay để đảm bảo giải quyết tốt hơn các vấn đề như biến đổi khí hậu, dịch bệnh và xung đột.
Bà Bjerde nhấn mạnh: “Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực thực hiện cái được gọi “lộ trình tiến triển” - một ngân hàng không chỉ tốt hơn mà còn lớn hơn.”
“Lộ trình tiến triển” của WB kêu gọi ban điều hành đưa ra các đề xuất cụ thể để thay đổi sứ mệnh, cách thức vận hành và năng lực tài chính của ngân hàng. Lộ trình này cũng đưa ra các khả năng khai thác, như tăng vốn mới để có thêm các khoản cho vay và công cụ tài chính mới.
Bà Bjerde cho biết: “Ban điều hành WB đã nỗ lực rất nhiều để tìm mọi khả năng tối ưu hóa vốn và giải phóng các nguồn lực từ bên trong trước tiên, thông qua tối ưu hóa cán cân thanh toán…"
Tháng Tư vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gợi ý rằng WB tiếp theo cần có các bước thay đổi, cho phép các ngân hàng tư và cơ chế cho vay được áp dụng cho các thực thể dưới cấp trung ương, như các thành phố và chính quyền địa phương.
Bà Yellen cho rằng “đây cần phải là một phần của giải pháp và bộ công cụ, vì chúng ta cần phối hợp với cả các chính phủ trung ương và chính quyền địa phương để có thể giải quyết một số nhu cầu cấp bách và ưu tiên khẩn cấp”./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy