Phát biểu trong buổi họp báo tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneve, Thuỵ Sỹ ngày 15/4, ít giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định ngưng đóng góp tài chính cho tổ chức này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông lấy làm tiếc vì quyết định của Mỹ vì vào thời điểm này, sự chia rẽ sẽ càng khiến tất cả dễ tổn thương hơn trước Covid-19.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP
Người đứng đầu WHO tuyên bố mọi hành động của tổ chức này trong đợt đại dịch hiện nay sẽ được toàn bộ các nước thành viên WHO xem xét và đánh giá một cách độc lập với tất cả sự minh bạch sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, nhưng vào thời điểm hiện tại, mọi tâm trí của WHO là dành để chiến đấu với đại dịch.
“Tất nhiên là chúng ta sẽ xác định được những điều cần phải được cải thiện, những bài học cần được rút ra, nhưng hiện tại, mọi sự tập trung của chúng tôi, và cá nhân tôi, là làm sao ngặn chặn virus và cứu sống các sinh mạng.
WHO cảm kích trước việc nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân đã bày tỏ sự ủng hộ và cam kết cả về mặt tài chính trong những ngày gần đây. Chúng tôi hoan nghênh tinh thần đoàn kết toàn cầu, vì đó là luật lệ để chiến thắng Covid-19”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Đối mặt với các cáo buộc từ Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng WHO đã hành động chậm trễ và không sớm phát đi cảnh báo trong giai đoạn đầu tiên khi dịch Covid-19 mới bùng phát tại Vũ Hán-Trung Quốc, ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành và là người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của WHO nhắc lại các mốc thời điểm, theo đó từ ngày 5/1, WHO đã phát đi cảnh báo rõ ràng cho các nước trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ.
Đến ngày 7/1, các chuyên gia xác định được loại virus, đến ngày 12/1 chuỗi gen của virus được công bố. Nhưng vào thời điểm đó, theo ông Mike Ryan, có quá nhiều điều chưa biết về loại virus này.
“Chúng tôi phải xử lý một loại virus hoàn toàn mới, có thể gây bệnh hô hấp. Trong các báo cáo đầu tiên, không có đề cập đến việc có thể lây từ người sang người. Khi đó tất cả chỉ là một ổ dịch của một bệnh viêm phổi không điển hình chưa rõ nguồn gốc, mà mỗi năm thì có đến hàng triệu ca viêm phổi không điển hình trên toàn thế giới. Chưa kể, khi đó đang là giữa thời điểm cúm mùa nên rất khó để phát hiện ra các dấu hiệu trong một ổ dịch”.
Bác sỹ Maria Van Kerkhove, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của WHO cũng nói thêm, cho đến tận thời điểm này, hơn 3 tháng sau khi đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, giới khoa học tại tất cả các nước đều đánh giá là còn rất nhiều điều chưa biết hết về virus Sars-CoV-2, nhưng WHO đã phải xử lý tất cả các dữ kiện còn thiếu đó ngay từ đầu dịch để có thể cho ra bản hướng dẫn đầu tiên từ ngày 11/1.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy