Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 1/6 cho biết tổ chức này ghi nhận và cảm ơn những đóng góp to lớn của Mỹ trong quá khứ và mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với chính quyền Mỹ trong tương lai, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với tổ chức này vào tuần trước.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Trong phát biểu đầu tiên trước báo giới từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ của Mỹ với Tổ chức Y tế thế giới – WHO hôm 29/05, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lên tiếng ca ngợi những đóng góp cho tổ chức này.
Theo người đứng đầu WHO, trong nhiều thập kỷ qua thế giới đã được hưởng lợi từ những cam kết và hợp tác chặt chẽ giữa WHO với chính phủ và nhân dân Mỹ, vì thế, WHO cần dành cho nước Mỹ một lời cảm ơn.
Quan hệ giữa WHO và chính quyền Mỹ đã xấu đi nghiêm trọng từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, dù trong nhiều thập kỷ Mỹ luôn là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho tổ chức này. Chính quyền của ông Donald Trump chỉ trích gay gắt WHO và cá nhân Tổng giám đốc WHO là đã phản ứng chậm trễ và quá thiên vị Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch thời gian qua.
Hôm 16/4, ông Donald Trump đã quyết định tạm ngưng đóng góp tài chính cho WHO. Đến ngày 18/5, Tổng thống Mỹ lại gửi bức thư yêu cầu WHO phải cải tổ trong vòng 30 ngày và đến ngày 29/5, Mỹ tuyên bố rút khỏi WHO.
Đa số giới phân tích trên thế giới nhận định, dù WHO đã không làm tốt một số việc và cần thiết phải cải tổ trong thời gian tới nhưng việc chính quyền Mỹ quyết liệt với WHO có nguyên nhân chính là từ chính sách của ông Donald Trump nhằm đổ lỗi cho WHO và Trung Quốc cho việc xử lý yếu kém đại dịch Covid-19 tại nước Mỹ, khi Mỹ đang là nước có số nạn nhân tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, vượt quá 100.000 người.
Đối với các diễn biến của đại dịch Covid-19 hiện nay trên thế giới, các quan chức cấp cao WHO nhấn mạnh, hiện khu vực Trung và Nam Mỹ đang là tâm điểm của đại dịch và dịch tại các khu vực này vẫn chưa qua đỉnh.
Về các nhận định cho rằng virus SARS-CoV-2 đang biến đổi và suy yếu đi, Giám đốc điều hành đồng thời là người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan cho rằng, phải hết sức thận trọng với đánh giá này.
“Chúng tôi không biết có đúng là việc này đang diễn ra với dịch Covid-19 hay không. Nhưng có lẽ không phải là do virus yếu đi mà là do cộng đồng thế giới đã thành công trong việc làm giảm số lượng và mức độ phơi nhiễm virus. Virus có vẻ yếu đi nhưng có thể vì chúng ta đang làm tốt hơn chứ không phải tự nó yếu đi. Cá nhân tôi cũng như tất cả chúng ta đều hy vọng virus đang yếu đi, nhưng vào lúc này chúng ta không thể đặt cược vào điều đó”, ông Ryan nói.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy