Bị can Diệp Dũng. (Nguồn: CafeF)
Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố bị can Diệp Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op) và 2 đồng phạm về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”; 6 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”
Theo nội dung vụ án, năm 2016, bị can Diệp Dũng đã tự ký công văn thông báo triển khai huy động vốn 2 đợt với số tiền 10.000 tỷ đồng nhằm đặt cọc cho thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam. Đợt 1 vào tháng 3/2016, Saigon Co.op nhận được 3.000 tỷ từ các cá nhân, công ty góp vốn.
Ngày 19/8/2016, bị can Diệp Dũng không thông qua Hội đồng quản trị đã tự ý lấy 1.000 tỷ đồng từ tiền huy động vốn nhằm đặt cọc cho thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam rồi tự ý ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới với số tiền 1.000 tỷ đồng trên.
Theo hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Đại Á, Công ty Đô Thị Mới, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định 7%/năm.
Sau đó bị can Diệp Dũng cũng tự ý ký thỏa thuận bổ sung điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7%/năm xuống còn 0%/năm.
Các sai phạm của bị can Diệp Dũng vào đồng phạm đã gây thiệt hại cho Saigon Co.op gần 115,7 tỷ đồng (trong đó thiệt hại về thuế là hơn 29,7 tỷ đồng).
Ngày 7/2/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung 5 vấn đề.
Tới tháng 4/2023, Cơ quan An ninh điều tra đã hoàn tất điều tra bổ sung. Tuy nhiên, có 4/5 yêu cầu đến nay vẫn chưa có kết quả do Cơ quan điều tra chưa nhận được câu trả lời từ các cơ quan liên quan như: đối với yêu cầu Cơ quan điều tra xác định rõ bản chất hai hợp đồng mà bị can Diệp Dũng ký với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới là hợp đồng cho vay ngắn hạn hay hợp đồng hợp tác đầu tư với lợi nhuận cố định là 7%/năm trên số tiền góp vốn, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định trưng cầu giám định viên của Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kết luận giám định.
Về yêu cầu xác minh nguồn gốc số tiền 3.000 tỷ đồng mà các cá nhân, công ty góp vào Saigon Co.op vào tháng 3/2016, Cơ quan điều tra xác định 3.000 tỷ đồng này có nguồn gốc từ Công ty bất động sản Sài Gòn Vina (1.000 tỷ đồng), Công ty cổ phần du lịch Bắc Mỹ An (800 tỷ đồng), Công ty Thùy Dương Đức Bình (750 tỷ đồng), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Anh Anh Minh (150 tỷ đồng), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phước Hùng Anh (150 tỷ đồng), Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô Thị Mới (150 tỷ đồng).
Số tiền từ 6 công ty này dùng góp vốn là vay ngân hàng và về nội dung của các hợp đồng, Cơ quan điều tra đã yêu cầu cung cấp tài liệu nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời./.
Tác giả: Thành Chung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy