Ngày 6/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản yêu cầu xác minh thuốc chữa ung thư Adcetris 50 mg và thuốc nhỏ mắt TobraDex giả xuất hiện tại Trung tâm bán buôn thuốc Hapulico (Thanh Xuân, Hà Nội).
Trước đó, cơ quan này đã nhận được phản ánh từ 5 doanh nghiệp dược như Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, Công ty TNHH Novartis Việt Nam, Văn phòng đại diện F.Hoffmann-La Roche Ltd tại Hà Nội, Văn phòng đại diện Les Laboratoires Servier tại Hà Nội; Văn phòng đại diện Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific) Pte., Ltd, liên quan đến thuốc giả, nghi ngờ giả.
Theo đó, Cục đề nghị Sở Y tế Hà Nội tập trung xác minh một số thuốc giả, nghi ngờ giả xuất hiện trong chuỗi cung ứng tại Trung tâm bán buôn thuốc Hapulico và thuốc mua tại nhà thuốc để sử dụng trong Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ và đột xuất) việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Chợ thuốc lớn nhất miền Bắc Hapulico. Ảnh: Phương Lâm.
"Sở Y tế TP Hà Nội cần xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành cao điểm thanh tra, kiểm tra đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm", Cục yêu cầu.
Trung tâm kiểm nghiệm được yêu cầu tăng cường lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; báo cáo kịp thời các vụ việc phát hiện tới Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan.
Tại thủ đô Hà Nội, chợ thuốc Hapulico là điểm tập kết, đầu mối phân phối thuốc và vật dụng y tế ngoài bệnh viện lớn nhất miền Bắc. Hồi 8/2022, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT TP Hà Nội đã phát hiện một kho thuốc tây do nước ngoài sản xuất được cất giữ trong chung cư Hà Nội Center Point trên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận 147.962 đơn vị thuốc các loại. Chủ yếu là các mặt hàng như thuốc kháng sinh Tavanic, thuốc chữa ung bướu Femera, thuốc chữa đau đầu Depakin, thuốc huyết áp Plavix, thuốc điều trị mỡ máu Crestor, thuốc trị tiểu đường các loại... do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Chủ hàng khai nhận toàn bộ số thuốc trên không có hóa đơn, chứng từ và được mua trôi nổi xung quanh "Chợ thuốc Hapulico" với giá rẻ rồi về bán lại kiếm lời.
Tác giả: Thanh Thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy