Sẽ tạo điều kiện để hành khách thuận lợi hơn trong việc trung chuyển từ buýt thường sang buýt BRT.
Liên quan đến đề xuất phương tiện khác được đi chung làn đường buýt nhanh BRT và xe cá nhân đi vào… nửa đêm và rạng sáng, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) khẳng định: "Xe buýt thường đi chung làn buýt nhanh BRT là đang nghiên cứu ý tưởng và chưa có đề xuất!". Theo ông Hải, buýt nhanh BRT và buýt thường chỉ đi chung làn qua các một số nút giao thông ở đoạn ngắn nhằm thoát tắc nhanh hơn, chứ không phải chạy dọc hành lang. Hiện Trung tâm đã nghiên cứu tổ chức giao thông trước và sau nút đều có điểm mở, ngoài vạch liền, xe buýt thường chỉ được ra vào ở các nút giao thông đó chứ không phải chạy dọc hành trình mà chỉ rất ngắn.
Nhằm khai thác triệt để lòng đường, ông Hải cho rằng, xe buýt khai thác từ 5 giờ đến 23 giờ, theo quy định cứng hiện nay, ngoài khung giờ này không phương tiện nào được phép chạy vào đường BRT. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lòng đường bỏ không trong điều kiện giao thông có nhiều phương tiện đi qua, cần quy định sau khung giờ buýt chạy các xe khác được chạy vào làn BRT.
Ông Hải chia sẻ thêm, sau hơn 1 năm đưa vào vận hành, tuyến buýt BRT có sản lượng hành khách vận chuyển là 4,98 triệu lượt hành khách, số lượng hành khách sử dụng vé tháng một tuyến của BRT đang dẫn đầu so với các tuyến buýt khác trên toàn mạng. Ông Hải cũng nhận định, buýt nhanh BRT đã khiến nhận thức của người dân về xe buýt có chuyển biến tích cực. Những ý kiến không ủng hộ chủ yếu là từ những người đi xe cá nhân khi vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng thành phố đã dành đường cho BRT nhiều quá, không có sự công bằng.
Được biết, trong thời gian tới, để đảm bảo tuyến buýt nhanh BRT vận hành ổn định và cải thiện chất lượng nhằm thu hút hành khách, Trung tâm sẽ phối hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội rà soát, hợp lý hóa mạng lưới các tuyến buýt kết nối với tuyến buýt nhanh BRT tại 2 điểm đầu cuối và dọc hành lang BRT. Trung tâm cũng đề xuất và thực hiện xén hè để di chuyển 10 điểm dừng xe buýt tiếp cận với nhà chờ BRT để giảm khoảng cách đi bộ của hành khách trung chuyển với xe buýt thường xuống dưới 100m, cải thiện hạ tầng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn tiếp cận nhà chờ BRT.
Đơn vị này cũng tiếp tục đề xuất bố trí dải phân cách cứng giữa làn BRT và làn đường giao thông chung để hạn chế tình trạng các phương tiện khác đi lấn vào làn đường BRT, đảm bảo điều kiện vận hành của tuyến; tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà chờ của tuyến BRT tạo thuận lợi để hành khách gửi xe cá nhân chuyển sang sử dụng tuyến BRT; rà soát và lắp đặt đèn tín hiệu ưu tiên cho hành khách sang đường tiếp cận nhà chờ sử dụng BRT.
Ông Hải cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của xe buýt trong việc giải quyết bài toán ùn tắc đô thị, đặc biệt trong lúc chờ đường sắt đô thị đi vào hoạt động. “Tại các đô thị lớn, giao thông công cộng phải là được ưu tiên. Việc cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức giao thông đô thị, tạo làn riêng cho vận tải công cộng thông thoáng để người dân thấy di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều” - ông Hải phân tích.
Title đã được ANTT thay đổi.
Theo Infonet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy