Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo xem xét, giải quyết kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa đề nghị các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, bảo đảm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ nhận được kiến nghị tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam.
Hội đề xuất thành lập các tổ y tế lưu động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung hoặc ngay tại các doanh nghiệp, nhà máy lớn để chủ động triển khai phương án phòng, chống dịch; ngành y tế hướng dẫn cho phép doanh nghiệp tự xét nghiệm tại chỗ; tiếp tục ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, người trong lĩnh vực vận chuyển.
Ngoài ra, Hội cũng kiến nghị một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: Hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng, gia hạn nợ cho các doanh nghiệp sản xuất; miễn, giảm, giai hạn thời gian nộp thuế, phí; giảm tiền điện, nước; giảm mức đóng bảo hiểm xã hội...
Sau khi xem xét kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ: Y tế, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, bảo đảm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19.
Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất nhôm định hình trong nước đã chịu sức ép gia tăng chi phí sản xuất rất lớn do giá cả đầu vào gia tăng, đặc biệt là giá nhôm phi mã.
Chính sách các nước lớn, lạm phát, chi phí vận chuyển tăng và sự mất cân bằng cung cầu được xem là những yếu tố cơ bản gây ra sự biến động mạnh của giá nhôm, xu hướng này dự báo sẽ còn tiếp diễn 3 tháng cuối năm, gây khó khăn cho các nhà máy sản xuất và thị trường trong nước.
Ngày 11/10 trên sàn kim loại London, giá nhôm ở mức 3.049 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2008 do các thương gia lo lắng về chi phí năng lượng và nguyên liệu thô để sản xuất kim loại này gia tăng, đồng thời các nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc cắt giảm sản lượng.
Nhôm đã tăng tăng giá hơn 50% trong năm nay sau khi tăng 9% trong năm 2020. Hiện nay, giá nhôm đã đạt ngưỡng kỷ lục mới và đang giao dịch trên mức 3.000 USD/tấn.
Giá nhôm tăng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có thiếu điện ở Trung Quốc. Thiếu điện đang ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế tại Trung Quốc, lan rộng ra toàn cầu. Nguồn cung nhôm thiếu hụt do nhiều yếu tố khiến nhiều chuyên gia đánh giá mặt hàng này sẽ tiếp tục đà tăng trong tương lai.
Tác giả: Thế Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy