"Đại án" với số lượng bị cáo và mức độ thiệt hại cao
Ngày 5/3, TAND thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (SN 1956, Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sau đây gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), cùng chồng là Chu Lập Cơ và 84 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan (gọi tắt là vụ án Vạn Thịnh Phát).
Phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 85 bị cáo được đưa ra xét xử đối với hàng loạt tội danh: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, Tham ô tài sản...
Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB.
Cáo trạng của VKSND Tối cao chỉ ra, Trương Mỹ Lan là người chủ mưu, cầm đầu vụ án, đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn. Sau đó chỉ đạo người tại ngân hàng và Tạp đoàn Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền.
Từ 5h sáng, an ninh khu vực xung quanh TAND thành phố Hồ Chí Minh được thắt chặt, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường xung quanh toà án như như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Nguyễn Trung Trực, Lý Tự Trọng...
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh toà Hình sự TAND thành phố Hồ Chí Minh. VKSND Tối cao phân công 10 kiểm sát viên thuộc VKSND Tối cao và VKSND thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố.
Lúc 8h45 ngày 5/3, bị cáo Trương Mỹ Lan đứng trước bục khai báo.
Đây là vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm vì tính chất, mức độ cũng như số người được triệu tập.
Theo đó, HĐXX triệu tập hơn 2.400 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được chia thành 5 nhóm gồm: Nhóm cá nhân thuộc cán bộ ngân hàng SCB (316 người); các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp rút tiền (1.153 người); các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB (692 người); các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước (42 người) và nhóm người liên quan khác (201 người).
Do số lượng người tham dự quá đông, nên TAND thành phố Hồ Chí Minh đã lắp đặt màn hình theo dõi vụ án ở các phòng, trong đó có riêng một phòng với hệ thống camera giám sát, hệ thống PCCC để chứa 104 thùng hồ sơ (nặng khoảng 6 tấn) với hơn 1 triệu bút lục để phục vụ cho việc lưu trữ, nghiên cứu hồ sơ.
Từng bước thâu tóm, kiểm soát Ngân hàng SCB
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần); qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực" để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.
Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm: Tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB; Thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan.
Trung tâm báo chí thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tòa án nhân nhân thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ các nhà báo theo dõi phiên tòa.
Trương Mỹ Lan thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm; thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm.
Bị can này cũng tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.
Từ đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với những vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, trong đó nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.
Từ 1/1/2012 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn.
Trong đó, từ 1/1/2012 đến 31/12/2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau, đến 17/10/2022 còn dư nợ 132.247 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi.
Hành vi của Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 64.621 tỷ đồng.
Từ 9/2/2018 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền hơn 304.096 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền 129.372 tỷ đồng là tiền lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt.
Tác giả: Thành Nhân - Công Thư
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy