Trước đó, năm 2013, Bộ GTVT đã từng 2 lần kiến nghị Thủ tướng di dời trạm thu phí BOT BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài về QL2 (phạm vi dự án) hoặc Nhà nước bỏ tiền mua lại dự án.
Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Tuy nhiên, tại các lần kiến nghị đó, Thủ tướng đều quyết định vẫn giữ nguyên trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài.
Lý giải đề xuất xóa bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài, theo Bộ GTVT, trạm này được thu để hoàn vốn cho dự án BOT xây dựng QL2 đoạn tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nhưng lại đặt trên đường Võ Văn Kiệt (Sóc Sơn).
Đặc biệt, thời điểm chưa có tuyến Đại lộ Võ Nguyên Giáp, trạm thu phí này án ngữ ngay cửa ngõ vào nội đô Hà Nội, gây ùn tắc và ảnh hưởng tới hình ảnh trong mắt bạn bè quốc tế.
“Với việc thành phố Hà Nội tiếp tục kiến nghị, có thể Bộ GTVTsẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định,” lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Được biết, dự án xây dựng QL2, đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) được Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT được giao ký kết hợp đồng BOT với Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8. Dự án có tổng mức đầu tư 615 tỷ đồng.
Nhà đầu tư được sử dụng Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài để hoàn vốn đầu tư bắt đầu từ 1/1/2011. Thời gian thu phí hoàn vốn là 16 năm 10 tháng 11 ngày.
Mức giá là 10.000 đồng/xe 12 chỗ.
Cuối năm 2017, Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 từng kiến nghị Bộ GTVT cho tăng giá và thời gian thu.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 4 trạm thu phí trên các tuyến đường được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT gồm trạm Pháp Vân-Cầu Giẽ (Thanh Trì); trạm cao tốc Hà Nội-Lào Cai (Sóc Sơn); trạm Hà Nội-Bắc Giang (Gia Lâm) và Trạm Bắc Thăng Long-Nội Bài (Sóc Sơn).
Theo VOV