Ðáng nói, dù hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới vì mục đích vụ lợi, kiếm lời bị cấm, vi phạm pháp luật nhưng những người thực hiện hành vi này chẳng mấy bận tâm, không sợ bị xử lý.
Theo đó, việc đổi tiền lẻ diễn ra công khai ngay các cơ sở thờ tự, chùa chiền, lễ hội... muốn bao nhiêu cũng có. Rồi ở nhà muốn đổi tiền lẻ chỉ cần lên mạng gõ từ khóa là có hẳn địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Chỉ cần cho địa điểm sẽ có người mang tiền đến tận nơi, với số tiền cần đổi không hạn chế… Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao pháp luật cấm nhưng một số người vẫn hoạt động ngang nhiên, công khai mà không bị xử lý?
Nói pháp luật cấm là vì theo Nghị định 96/2014/NÐ-CP hành vi trên, nếu cá nhân vi phạm có thể bị phạt từ 20 - 40 triệu đồng, nếu tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần. Ngoài ra, hằng năm, người đứng đầu Chính phủ đều có chỉ đạo yêu cầu phát hiện, xử lý nghiêm hành vi đổi tiền lẻ trái phép, ví dụ năm 2018 là Chỉ thị 48/CT-TTg. Có thể nói, hoạt động đổi tiền lẻ diễn ra công khai, ngày càng phức tạp chủ yếu là do các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, nhất là chưa xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm. Mặt khác, việc các tổ chức tín dụng chưa quản lý tốt số tiền có mệnh giá nhỏ được phân phối, phát hành cũng là nguyên nhân số tiền lẻ này "chảy" vào tay một số cá nhân, tổ chức hoạt động đổi tiền trái phép.
Vì lẽ trên, để không còn cảnh vi phạm pháp luật một cách trắng trợn nhằm trục lợi thông qua hình thức đổi tiền lẻ dịp Tết nguyên đán, các cơ quan chức năng cần ra quân quyết liệt, triệt phá tận gốc các tổ chức, cá nhân hoạt động vi phạm pháp luật này. Kế đến, các cơ sở thờ tự, di tích, đền, chùa, địa điểm tâm linh, lễ hội cần tuyên truyền, vận động người dân không dùng tiền lẻ để rải, ném, cúng... Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ, có sự phân phối hợp lý số tiền lẻ phát hành cho các tổ chức tín dụng. Trường hợp phát hiện tình trạng tiêu cực, tuồn tiền lẻ ra ngoài trái quy định, tiếp tay cho tổ chức, cá nhân vi phạm phải được xác minh, xử lý nghiêm.
Tóm lại, đã đến lúc triệt tiêu tình trạng trục lợi, vi phạm pháp luật trong việc đổi tiền lẻ, tiền mới diễn ra ngày càng công khai như hiện nay. Ðiều này không những xóa được nghi ngờ của dư luận về việc cố ý làm trái của các tổ chức tín dụng mà còn góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Ðồng thời, hạn chế tình trạng rải tiền, ném tiền, cài cắm tiền lẻ diễn ra hết sức phản cảm trong suốt những năm vừa qua.
Theo Người lao động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy