Phát biểu tại lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết: Tháng hành động vì trẻ em năm nay, cũng là lúc Luật trẻ em chính thức được ban hành và có hiệu lực (từ ngày 1/6/2017). Đây là cơ sở pháp lý, sự thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em trong tình hình mới; đồng thời cũng quy định trách nhiệm thực hiện các cam kết theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em của Việt Nam.
Trong những năm qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có cam kết chính trị mạnh mẽ, tích cực xây dựng nhiều chính sách, chương trình để thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, góp phần làm cho các chỉ số xã hội được cải thiện rõ rệt; phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đã đạt được trước thời hạn và hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Qua đó, chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó có trẻ em, đã được cải thiện đáng kể từ nhiều khía cạnh, như về dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, phát triển con người...
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và lãnh đạo Bộ LĐTBXH trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thành phố Hà Nội.
“Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề lớn được cả thế giới quan tâm đó là tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Bạo lực, xâm hại trẻ em được coi là một trong những vấn nạn đối với trẻ em trên phạm vi toàn cầu và Châu Á là một trong các khu vực có tỷ lệ bạo lực, xâm hại trẻ em cao trên thế giới. Ở Việt Nam, trẻ em bị bạo lực, xâm hại cũng không loại trừ và có nguy cơ ngày càng tăng. Nhất là gần đây xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp và gây bức xúc trong dư luận xã hội”, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lưu ý.
Nhân Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương cùng các địa phương tích cực triển khai và tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân Luật trẻ em năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó để thực hiện Chỉ thị trên giao trách nhiệm cho 10 cơ quan, tổ chức thực hiện rất cụ thể. Bộ LĐTBXH và các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức cần quán triệt để triển khai mạnh mẽ, giải thiểu các vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em hiện nay.
“Tôi cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội tăng cường hơn nữa việc giám sát thực hiện các văn bản pháp luật về trẻ em. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em đến các bậc cha mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người trực tiếp làm việc với trẻ em; cũng như giáo dục, phổ biến cho trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại mình”, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết.
Tháng hành động vì trẻ em 2017 diễn ra trong suốt tháng 6, các địa phương, bộ ngành và các tổ chức xã hội sẽ triển khai các hoạt động thiết thực vì trẻ em, trong đó có nói không với bạo lực trẻ em; đồng thời, các lực lượng chức năng sẽ vào cuộc xử lý nghiêm các vụ xâm hại trẻ em, đặc biệt biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
Theo báo Tin tức
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy