Thị trường Trung Quốc những năm gần đây đã trở nên “khó tính” hơn trước, nhất là trong những đợt cao điểm dịch Covid-19 bùng phát, các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng nông thủy sản, trái cây nếu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo các quy định phòng dịch của phía bạn sẽ không thể đặt chân sang thị trường này.
Theo Bộ Công Thương, các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến (rau, củ, quả các loại) được nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam bị phía Trung Quốc áp thuế giá trị gia tăng khoảng 9%. Do vậy, các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nông sản, trái cây từ Việt Nam thường chọn hình thức nhập khẩu cư dân biên giới (do mỗi cư dân được miễn thuế 8.000 NDT) và yêu cầu thương nhân Việt Nam đưa hàng qua cửa khẩu phụ, lối mở (cặp chợ biên giới theo cách gọi của phía Trung Quốc) để tránh phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Người và xe hàng hóa nằm chờ thông quan là cảnh tượng thường thấy ở các cửa khẩu biên giới.
Mặc dù Việt Nam đã ký FTA với Trung Quốc và công tác đàm phán về thuế nhập khẩu đã hoàn tất, rất nhiều nông sản đã được hưởng thuế nhập khẩu 0% khi xuất vào Trung
Quốc nhưng đàm phán về quản lý chất lượng hàng hóa vẫn còn chậm nên tới nay mới có 9 loại trái cây được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Tất cả các loại trái cây còn lại chỉ có thể xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức trao đổi cư dân, dẫn đến phụ thuộc gần như 100% vào các cửa khẩu phụ, lối mở, tức là những điểm thông quan thường bị đóng đầu tiên khi dịch bệnh xảy ra.
Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, tình hình tiêu thụ nông sản qua biên giới vẫn gặp một số khó khăn ở một số nhóm hàng và một số thời điểm cụ thể. Gần đây là mặt hàng trái cây xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ biên giới sang Trung Quốc. “Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính. Hàng hóa, nhất là nông sản dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt hay hàng không đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc”, ông Hải nêu rõ.
Xuất khẩu chính ngạch vẫn là giải pháp lâu dài
Để có những giải pháp căn cơ nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, ông Hải cho hay, thời gian qua Bộ Công Thương đã dự thảo và trình Thủ tướng Đề án về chuyển hoạt động thương mại biên giới từ tiểu ngạch sang chính ngạch.
Ngoài ra, liên Bộ Công Thương - NN&PTNT đẩy mạnh đàm phán với phía Trung Quốc làm sao để gia tăng số lượng mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn doanh nghiệp thay đổi phương thức giao nhận và tận dụng các phương thức khác ngoài đường bộ như đường sắt, đường biển.
“Bộ Công Thương cũng phối hợp với các hiệp hội, địa phương tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng. Trong đó có việc biên soạn tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp tìm thị trường, bạn hàng, các điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động xuất khẩu, kể cả chính ngạch và tiểu ngạch”, ông Trần Thanh Hải cho biết.
Một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao khả năng thông quan từ các hoạt động thương mại biên giới chính là việc nắm bắt thông tin thị trường từ công tác xúc tiến thương mại. Theo ông Hoàng Minh Chiến, Phó cục trưởng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cùng với việc đẩy mạnh cung cấp thông tin tới người nông dân, Bộ Công Thương đã chỉ đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ phối hợp với Bộ NN&PTNT và địa phương có sản phẩm nông sản mùa vụ để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, cả trong và ngoài nước.
“Hàng loạt hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản đã được Bộ Công Thương triển khai, như hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với các thị trường nước ngoài trên cả môi trường trực tiếp và trực tuyến; hội nghị giao thương nhóm mặt hàng cụ thể với thị trường tiềm năng; tổ chức hội chợ triển lãm cho các sản phẩm nông sản”, ông Chiến cho biết.
Xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc còn nhiều hạn chế, chưa tạo thuận lợi cho DN.
Chỉ rõ sự manh mún trong hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch, sự phối hợp giữa doanh nghiệp, nhà sản xuất, nông dân… còn nhiều bất cập khiến năm nào cũng có hiện tượng ùn tắc nông sản xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, muốn có được sự tăng trưởng cao đó phần lớn là do làm tốt công tác xuất khẩu chính ngạch.
“Đây là cả một quá trình để giải quyết được vì một mặt phải khuyến khích người dân, người sản xuất, nông dân, kể cả các doanh nghiệp hoạt động theo chính ngạch, nhưng mặt khác cũng phải tập trung tháo gỡ khó khăn do chính nội tại của chúng ta hiện nay”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ.
Thực tế nhiều năm qua, chuyển dịch từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch luôn cần có lộ trình và quyết tâm thực hiện, trong đó có vai trò tích cực từ phía các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng.
Thành công không chỉ là nỗ lực của các Bộ, ngành liên quan, mà còn phụ thuộc vào sự sẵn lòng tham gia và đồng thuận của doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng trong tổ chức lại sản xuất và cách tiếp cận mới đối với thị trường Trung Quốc. Trong quá trình chuyển dịch, bản thân các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần thay đổi tư duy sản xuất theo hướng chất lượng phải được quan tâm hàng đầu./.
Tác giả: Nguyễn Quỳnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy