Dòng sự kiện:
Xuất nhập khẩu tháng 11 của Trung Quốc giảm do nhu cầu suy yếu
09/12/2018 17:09:16
Trung Quốc báo cáo tình hình xuất khẩu và nhập khẩu yếu hơn mức kỳ vọng trong tháng 11, cho thấy nhu cầu trong nước và toàn cầu yếu đi và các cơ quan chức năng sẽ phải có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Trung Quốc báo cáo tình hình xuất khẩu và nhập khẩu yếu hơn mức kỳ vọng ​​trong tháng 11, cho thấy nhu cầu trong nước và toàn cầu yếu đi và làm gia tăng khả năng các cơ quan chức năng sẽ phải có nhiều biện pháp phù hợp để giữ cho tốc độ tăng trưởng của nước này không bị trượt quá nhiều.

Xuất khẩu tháng 11 chỉ tăng 5,4% so với một năm trước đó, theo dữ liệu của hải quan Trung Quốc vào ngày hôm qua 8/12, đánh dấu sự tăng trưởng yếu nhất kể từ khi sụt giảm 3% trong tháng 3, và thiếu hụt so với dự báo 10% trong một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.

Các nhà phân tích cho rằng dữ liệu xuất khẩu cho thấy tác động ngay lập tức khi các công ty gấp rút thực hiện các chuyến hàng trước các đợt tăng thuế theo kế hoạch của Hoa Kỳ đã mờ dần và tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ chậm lại khi nhu cầu trở nên dần nguội lạnh.

Dữ liệu hải quan cũng cho thấy tăng trưởng hàng năm đối với hàng xuất khẩu cho tất cả các đối tác lớn của Trung Quốc đã sụt giảm đáng kể.

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã tăng 9,8% trong tháng 11/2018 so với một năm trước đó, và so với 13,2% trong tháng 10/2018.

Đối với Liên minh châu Âu, các lô hàng tăng 6,0%, so với mức tăng 14,6% trong tháng 10/2018. Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đã giảm so với cùng kỳ một năm trước, trong khi vào tháng 10, họ đã tăng 7,7%.

Nhập khẩu tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2016

Tăng trưởng nhập khẩu là 3%, thấp nhất kể từ tháng 10/2016 và chỉ đạt một phần so với mức 14,5% dự kiến trong cuộc thăm dò. Trong khi đó, nhập khẩu quặng sắt đã giảm lần thứ hai, phản ánh nhu cầu phục hồi suy yếu tại các nhà máy thép khi biên lợi nhuận bị thu hẹp.

Wang Jun, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Zhongyuan tại Bắc Kinh nhận định “Sự chậm chạp trong nhập khẩu và xuất khẩu đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ’.

Nhập khẩu  mềm cho thấy sự giảm giá tương đối đáng kể trong nhu cầu nội địa, ông nói thêm.

Các con số về thương mại tháng 11 xuất hiện chưa đầy một tuần sau khi hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Tập Cận Bình trong quá trình đàm phán đã đồng ý một thỏa thuận trì hoãn 90 ngày không áp đặt một mức thuế quan mới. Số liệu trong tháng 11 của Trung Quốc do đó có thể đón nhận thêm một cảm giác cấp bách, gấp rút.

Nỗi lo sợ về sự thống trị của căng thẳng thương mại đã bao trùm khi con gái của người sáng lập Huawei Technologies, một giám đốc điều hành hàng đầu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, đã bị bắt ở Canada vào ngày 1/12 và đối mặt với việc bị dẫn độ sang Hoa Kỳ, làm đe dọa đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuộc đàm phán đã có diễn biến tích cực

Phía Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 7/12 đã có những thông báo lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc khi các cố vấn kinh tế hàng đầu của ông đã làm giảm bớt áp lực từ vụ bắt giữ bà Meng Wanzhou.

 “Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đang tiến triển thuận lợi”, ông Trump đã viết trên Twitter nhưng ko đưa ra bất cứ tình tiết cụ thể nào.

Trong một lưu ý, các nhà phân tích ở Haitong Securities tại Thượng Hải cho biết “Sự tăng trưởng các lô hàng hóa trong danh sách áp thuế 200 tỷ của Hoa Kỳ đã bắt đầu có dấu hiệu thụt lùi, cho thấy ảnh hưởng của việc áp thuế đến thị trường Trung Quốc trước đó có thể bắt đầu có xu hướng giảm”.

“Hiện tại, với việc Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý tạm thời không tiếp tục gia tăng căng thẳng thương mại, Trung Quốc sẽ bắt đầu thu mua hàng nông sản Hoa Kỳ, do đó sẽ thu hẹp thặng dư thương mại giữa hai nước trong tương lai”, các nhà phân tích đã nhận xét.

Có thể thấy, thặng dư thương mại tháng 11/2018 của Trung Quốc với Hoa Kỳ tăng cao kỷ lục 35,55 tỷ USD. Thặng dư tháng 10 là 31,78 tỷ USD. Nhưng hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ thị trường Hoa Kỳ vào tháng 11 này đã giảm 25% so với một năm trước đó, trong khi mức giảm hàng năm trong tháng 10 chỉ là 1,8%.

Đối với thương mại với tất cả các quốc gia, thặng dư Trung Quốc là 44,74 tỷ đô la cho tháng 11, so với dự báo là 34 tỷ đô la và thặng dư tháng 10 ước tính 34,02 tỷ đô la.

Hôm thứ Năm ngày 6/12, Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng thâm hụt thương mại toàn cầu trong tháng 10 đã nhảy vọt lên mức đỉnh 10 năm và thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã tăng 7,1% lên mức kỷ lục 43,1 tỷ USD.

Đồng nhân dân tệ suy yếu

Các nhà kinh tế cho biết một yếu tố giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay tốt hơn là do đồng nhân dân tệ đã suy yếu hơn 5% so với đồng USD, giúp sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh hơn ở nước ngoài.

Jonas Short, người đứng đầu văn phòng môi giới Bắc Kinh Everbright Sun Hung Kai, cho biết đồng nhân dân tệ yếu hơn “sẽ thúc đẩy xuất khẩu công nghiệp trong những tháng tới. Thông thường, có một độ trễ sáu tháng giữa giá trị của đơn hàng xuất khẩu công nghiệp và chuyển động tiền tệ”.

Trong khi đó, các nhà kinh tế trong những tháng gần đây đã đề cập đến sự suy giảm trong triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc năm 2019, bao gồm mức thuế quan cao hơn của Hoa Kỳ đối với một loạt các mặt hàng Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dự kiến ​​sẽ cung cấp nhiều hỗ trợ chính sách hơn và nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nếu các điều kiện trong nước và bên ngoài tiếp tục xấu đi.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc Trung Quốc đã cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải giữ dự trữ lên đến bốn lần trong năm nay, khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách ổn định nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm nay, so với tốc độ 6,9% của 2017.

Yang Yewei, một nhà phân tích tại Southwest Securities ở Bắc Kinh, nói rằng khi nhu cầu toàn cầu nguội đi thì “Các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong nước cần hiệu quả hơn”.

                                                                                              Hải Yến/Theo Reuters

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến