Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Essen, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill nhận định tình hình chiến sự tại Dải Gaza, căng thẳng Nga - Ukraine đang khiến xung đột trở thành cú sốc lớn nhất đối với các thị trường hàng hóa kể từ những năm 1970, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Chuyên gia Gill cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng, bởi nếu xung đột tiếp tục leo thang, kinh tế toàn cầu sẽ lần đầu đối mặt với cú sốc năng lượng kép trong nhiều thập kỷ, cả từ xung đột tại Ukraine lẫn xung đột tại Trung Đông.
Theo báo cáo Viễn cảnh thị trường hàng hóa của WB, giá dầu đã tăng 6% kể từ khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza, trong khi giá các mặt hàng nông nghiệp, phần lớn các kim loại và các hàng hóa khác hầu như không biến động. Dựa trên lịch sử các cuộc xung đột khu vực từ những năm 1970, báo cáo của WB đã đưa ra dự báo về 3 viễn cảnh với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Trong viễn cảnh lạc quan với tác động tương tự như cuộc nội chiến tại Libya năm 2011, giá dầu có thể tăng 3-13% lên từ 93-102 USD/thùng. Với nguy cơ gián đoạn ở mức trung bình như giai đoạn xảy ra chiến tranh tại Iraq năm 2003, giá dầu có thể tăng lên 109-121 USD/thùng. Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu có thể đạt đỉnh từ 140-157 USD/thùng, nhiều khả năng vượt mức cao nhất kể từ năm 2008.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy