Từ giữa tháng 9 đến tháng 11/2020, tỉnh Quảng Nam chịu tác động dồn dập của thiên tai gây thiệt hại nặng nề, ước tính thiệt hại về kinh tế gần 11.000 tỷ đồng. Ngày 15/12, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành chỉ thị về việc tập trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Thủy điện Đăk My 4 xả lũ khiến nhà dân ở huyện Nam Giang lại lâm cảnh ngập lụt.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu giám đốc các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng của bão lũ vừa qua tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất. Tổ chức tốt công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh sau thiên tai. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân bị đói, rét, không có chỗ ở trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
UBND các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lực lượng tiếp tục tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích do sạt lở đất trên địa bàn; động viên, làm tốt công tác tư tưởng đối với các gia đình có thân nhân bị mất tích. Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, vệ sinh môi trường, lương thực thực thẩm, thuốc men, nước sinh hoạt cho các hộ dân đã được bố trí chỗ ở tạm. Khẩn trương khảo sát, xác định vị trí, lập hồ sơ, thủ tục xây dựng khu tái định cư cho người dân có nhà ở bị trôi, sập hoặc có nguy cơ sạt lở.
Tỉnh Quảng Nam cũng yên cầu Công ty Cổ phần Thủy điện Đak Mi chủ trì, phối hợp với UBND huyện Nam Giang thực hiện hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng do việc vận hành điều tiết lũ của hồ thủy điện Đak Mi 4 gây ra.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Trước tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra rất phức tạp, có những giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó trọng tâm nhất vẫn là sắp xếp dân cư. Trong thời gian sắp tới chúng tôi phải tập trung sơ tán và đưa dân đến những vị trí an toàn hơn, gắn với điều kiện về sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo cho người dân ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, tất cả các công trình có khả năng tác động gây nguy hại đến sự phát triển của miền núi đều phải được khảo sát, đánh giá lại, kể cả việc dừng, việc thay đổi thiết kế, hoặc chuyển đổi công năng”.
Tác giả: Thanh Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy