Tin liên quan
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ngày 24-11 là 22.131 đồng/USD, tăng 13 đồng so với ngày 23-11; còn ngày 25-11 là 22.137 đồng/USD, tăng thêm sáu đồng so với ngày 24-11. Các ngân hàng thương mại tiếp tục nâng giá đồng USD với biên độ +/-3%, tăng đến 70-80 đồng /USD cả hai chiều so với sáng 24-11. Nếu so với tỷ giá trung tâm áp dụng ngày 4-1 là 21.896 đồng/USD, thì giá đồng USD ngày 25-11 đã tăng 241 đồng, tức tăng khoảng 1,1%. Cần nhấn mạnh rằng, đây là mức tăng thấp và ổn định, vì chỉ chưa bằng một nửa so với mức tăng cùng kỳ của các năm trước…
Trong hai phiên đầu tuần này, tỷ giá trung tâm đều được điều chỉnh giảm, với mức ngày 29-11-2016 là 22.121 đồng/USD, giảm 11 đồng so với tỷ giá trung tâm ngày 28-11-2016. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá mà các ngân hàng được áp dụng nằm trong khoảng từ 21.457 đồng - 22.785 đồng/USD. Một loạt các ngân hàng đều đồng loạt giảm tỷ giá. Tính đến 9h sáng 29-11, tỷ giá Vietcombank đã giảm 30 đồng/USD về 22.650 đồng/USD chiều mua vào và 22.750 đồng/USD. Phần lớn tỷ giá bán của các ngân hàng đều giảm về mức 22.750 đồng/USD, cao hơn 2,84% so với tỷ giá trung tâm
Trong khi đó, tại cùng thời điểm sáng 25-11, vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh hạ giao dịch xuống mức 35,32 đến 35,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 340 - 320 nghìn đồng/lượng (mua vào – bán ra) so với sáng 24-11. Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng giao dịch ở mức 35,32 đến 35,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), cũng giảm 340 đến 320 nghìn đồng/lượng (mua vào – bán ra) so với sáng 24-11. Đồng thời, giá vàng thế giới giao ngay đã giảm về mức 1.174 USD/oz; giá vàng giao tháng 12-2016 cũng giảm còn 1.183 USD/oz.
Trong tương quan giữa giá vàng và USD, thực tế cho thấy nguy cơ lạm phát và rủi ro cao cho người nắm giữ VNĐ thường chỉ diễn ra khi có sự đồng thời trùng hợp cả hai xu hướng giá vàng và USD đều tăng. Còn hiện tượng giá vàng giảm thì dù giá USD tăng nhẹ cũng chưa phải là điều đáng quan ngại như biểu hiện tâm lý hiện có ở một số người dân và nhà đầu tư.
Theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 31-12-2015 về việc công bố tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD, tỷ giá tính chéo của VNĐ với một số ngoại tệ khác, thì từ ngày 4-1-2016, hằng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá trung tâm tính theo bình quân gia quyền trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá này được cân nhắc trên cơ sở tính toán các cân đối kinh tế và mục tiêu vĩ mô, tham chiếu tương quan tỷ giá một số đồng tiền của đối tác kinh tế-thương mại lớn (trước mắt với tám đồng tiền là: USD, EUR, NDT, Yên Nhật, đô-la Singapore, Won (Hàn Quốc), đô-la Đài Loan, Bath (Thái-lan). Các ngân hàng thương mại được tùy áp dụng tỷ giá của mình dao động theo biên độ +-3% so với tỷ giá trung tâm; còn tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác để xác định trị giá tính thuế được công bố vào các ngày thứ năm hằng tuần hoặc ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ.
Việc lần đầu tiên NHNN áp dụng tỷ giá trung tâm cho phép tỷ giá biến động hằng ngày, linh hoạt hơn, phù hợp với những diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thực tế cũng cho thấy, trên thế giới, thời gian gần đây, đồng USD cũng như các đồng tiền khác biến động khá lớn và đang giảm dần (chỉ số DXY đo sức mạnh đồng USD giao dịch trong khoảng từ 101 - 101,5 điểm, trong khi tuần trước đã đạt mức kỷ lục 102 điểm). Trên thị trường tiền tệ trong nước, về cơ bản cung cầu ngoại tệ không có yếu tố đột biến (ngay cả nhu cầu ngoại tệ mua trước hạn thường xảy ra khi biến động tăng về tỷ giá cũng không cao), thanh khoản tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân được các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đẩy đủ. Áp lực về tăng giá USD còn được cải thiện bởi sự gia tăng nguồn thu từ đẩy nhanh tiến độ và tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu tăng quy mô dòng kiều hối và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, cũng như từ việc NHNN cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24 đến hết năm 2017...
Bên cạnh đó, việc NHNN đã, đang và sẽ theo dõi rất sát và chủ động phản ứng chính sách phù hợp trước các diễn biến của kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế để ổn định thị trường, kể cả việc NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp thị trường là một hỗ trợ quan trọng khác cả về tâm lý và thực tế cung-cầu trên thị trường…
Đáng chú ý, do nhu cầu và tâm lý chuộng vàng hơn USD của người dân và cả do lãi suất gửi USD không hấp dẫn cho người giữ USD, nên giá USD tăng khi giá vàng giảm càng cho thấy áp lực tăng tỷ giá không cao và khó kéo dài. Nói cách khác, kết quả tỷ giá ổn định một cách đáng khích lệ như nêu trên cho thấy tác động tích cực và thành công đáng ghi nhận, cần phát huy và tạo nhiều kỳ vọng mới cho công tác điều hành tỷ giá của Việt Nam trong thời kỳ mới, trong một thế giới ngày càng đòi hỏi toàn cầu hóa rộng hơn và hội nhập sâu, đầy đủ hơn…
Nên đọc
Theo Nhân dân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy