Với cơ cấu dân số trẻ, mỗi năm, một lượng lớn người Việt gia nhập thị trường lao động và thu nhập của họ cũng theo đà tăng trưởng qua từng năm. Vì thế, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt nam được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Việt Nam được xem là thị trường tài chính tiêu dùng đầy tiềm năng khi vẫn còn nhiều người dân chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, nhất là với thị trường tín dụng tiêu dùng được dự báo sẽ ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao.
Thị trường tài chính tiêu dùng được dự báo sẽ tăng trưởng cao
Ngay cả khi nền kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn hồi phục như hiện nay, thì ngành tài chính tiêu dùng vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ và có tỷ lệ tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Vì thế khi tình hình kinh tế được cải thiện, tỷ lệ tăng trưởng đối với loại hình tín dụng tiêu dùng cá nhân sẽ còn gia tăng ấn tượng hơn nữa, khoảng 20-30%/năm. Thưc tế, trong 5,6 năm qua, tại Việt Nam, ngày càng có nhiều công ty gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng. Một số ngân hàng cũng bắt đầu mua lại các công ty tài chính và gia nhập thị trường này.
Không chỉ vậy, tài chính tiêu dùng hiện cũng đang rất hấp dẫn các nhà đầu tự nước ngoài. Thời gian qua, nhiều tập đoàn tài chính hùng mạnh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản...đang tìm mọi cách sở hữu công ty tài chính tiêu dùng của Việt Nam như Shinhan Card, Lotte Card, Huyndai Card, Shinsei Bank,…
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viên Chiến lược Ngân hàng (NHNN) cho rằng, dù Covid 19 ảnh hưởng nhất định đến tài chính tiêu dùng nước ta, song dư địa tăng trưởng của thị trường còn rất lớn. Hiện dư nợ cho vạy tiêu dùng mới chỉ chiếm khoảng 11,4% tổng dư nợ nền kinh tế, trong khi tại nhiều quốc gia, con số này là 40%. Như vậy, dự địa để phát triển tín dụng tiêu dùng ở nước ta vẫn còn khoảng 1,5 – 2 triệu tỷ đồng và còn tăng theo mức tăng của tổng tín dụng nền kinh tế.
Với việc phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu tiêu cùng của cá nhân, đặc biệt là người dân có thu nhập thấp, nhóm khách hàng dưới chuẩn, thường bị các tổ chức tín dụng từ chối cho vay do không chứng minh được khả năng trả nợ và không có tài sản thế chấp. Từ đó, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng trong xã hội.
Mặt khác, phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng sẽ giúp gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các tổ chức tín dụng, giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân cũng như tạo nền tảng để họ có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác ngoài vay tiêu dùng.
Thị trường tín dụng tiêu dùng tăng trở lại góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của một bộ phận người dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng toàn nền kinh tế.
Mạch Tiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy