Sáng 27/4 (giờ Việt Nam), cổ phiếu của First Republic Bank (FRB) tiếp tục lao dốc, giảm thêm gần 30% sau khi mất 50% trong phiên liền trước.
Số phận của First Republic đã trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Mỹ sau khi 3 ngân hàng Mỹ Silvergate Bank, Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank lần lượt sụp đổ trong tháng 3/2023.
First Republic Bank là nạn nhân tiếp theo của làn sóng rút tiền khỏi các ngân hàng nhỏ ở Mỹ vừa qua. Dù vậy, ngân hàng này đã trụ khá vững cho tới tuần này, trước khi tiết lộ đã bị khách hàng rút 100 tỷ USD tiền gửi trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ xảy ra hồi tháng 3.
Giới chức Mỹ và các nhà tài chính ở Phố Wall gấp rút lên kế hoạch để ổn định ngân hàng đang ngấp nghé bờ vực đổ vỡ này.
Với cú sụt giảm thêm gần 30% vào trong phiên 26/4 (rạng sáng 27/4 giờ Việt Nam), tính từ đầu năm, cổ phiếu First Republic giảm hơn 93%.
100 tỷ USD tháo chạy khỏi First Republic Bank. (Ảnh: FRB)
First Republic Bank đang cân nhắc “các lựa chọn chiến lược”. Một số nguồn tin cho rằng, ngân hàng này chưa có một giải pháp khả thi nào, như bán lại toàn bộ hoặc một phần ngân hàng.
Trong mấy tuần qua, First Republic Bank đã ra sức tìm đối tác mua lại một phần ngân hàng. Lời chào mua không nhận được sự hưởng ứng do một số đối tác tiềm năng không muốn rủi ro quá nhiều.
First Republic Bank đang chờ một số ngân hàng lớn bơm thêm tiền hỗ trợ, hoặc Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) giành quyền kiểm soát và bảo lãnh cho toàn bộ tiền gửi tại ngân hàng này, như đã làm với Silicon Valley Bank (SVB).
Trước khi SVB sụp đổ, First Republic Bank nổi tiếng trong hệ thống ngân hàng Mỹ nhờ sở hữu một chuỗi ngân hàng nhượng quyền và có tệp khách hàng chủ yếu là những người giàu có và quyền lực (được cho là có cả Mark Zuckerberg của Facebook). First Republic Bank có một nguồn tiền gửi rất lớn với chi phí rất thấp.
Ngay cả khi SVB và Signature Bank sụp đổ, First Republic Bank vẫn không có khoản nợ quá hạn vay hơn 90 ngày nhờ vào nhóm khách hàng rất chất lượng.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra với First Republic Bank chính là ở chỗ, phần lớn tiền gửi không được bảo hiểm. Trong khi phần lớn các khoản gửi đều quá giới hạn 250.000 USD do Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đặt ra.
Khi gặp khó và thua lỗ vì lãi suất tăng nhanh và chứng khoán giảm giá… thì một cú bank run (rút tiền đồng loạt) đã đẩy ngân hàng này đến ngay bờ vực phá sản.
Gần đây, First Republic Bank đã công bố các biện pháp cắt giảm chi phí bao gồm giảm 20% - 25% lực lượng lao động, thu gọn không gian văn phòng công ty và cắt giảm "đáng kể" tiền lương cho nhóm quản lý cấp cao…
Theo Moody’s, các vấn đề ở First Republic Bank đã ổn định hơn, nhưng vẫn cần có chặng đường dài để ngân hàng này trở lại với lợi nhuận bền vững.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch 26/4. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 200 điểm bất chấp các công ty công nghệ lớn báo cáo lợi nhuận tăng ấn tượng. Giới đầu tư lo ngại về First Republic Bank.
Chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm gần 0,4%.
Tác giả: Mạnh Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy