Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2020, cả nước có 29.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 351,4 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 243.700 lao động, tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và giảm 23,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2020 đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 552,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9.100 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2020 là 903,8 nghìn tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Có 18.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý I/2020. (Nguồn: TCTTK)
Bên cạnh đó, còn có 14.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,6% so với quý I/2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong quý I/2020 lên 44.500 doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 14.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 3 tháng đầu năm là 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.200 doanh nghiệp, giảm 20,6%, trong đó có 2.629 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm từ năm 2018; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong quý I/2020 là 4.100 doanh nghiệp, tương đương với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II/2020 khả quan hơn quý I/2020.
Nói về nguyên nhân chính số doanh nghiệp dừng như thế này, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thì có hai nhóm nguyên nhân, nhóm nguyên nhân đầu tiên là do dịch bệnh Covid-19 làm cho nhu cầu tiêu thụ của người dân suy giảm, người dân người ta không đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến cả người lao động. Đồng thời là điều kiện sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, nguyên vật liệu không đủ nên suy giảm. Suy giảm cả do nhu cầu của nền kinh tế bị suy giảm và nội lực của các doanh nghiệp không đủ, bởi vì trong tổng số doanh nghiệp như thế đến 98% và doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô lao động rất nhỏ, quy mô vốn rất nhỏ.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ khi có những “cú sốc” thì khó có thể trang trải được. Ngay những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước phát triển như Mỹ thì cũng đòi hỏi Chính phủ phải hỗ trợ rất lớn mới có thể không bị đóng cửa, không phá sản. Khi mà dập xong dịch thì các doanh nghiệp này sẽ lại tiếp tục sản xuất chứ không thể sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh.
Còn ông Nguyễn Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp kiến nghị cần có giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp mà đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ chính sách với các ngành nông nghiệp, giao thông, du lịch, như thực hiện chính sách thuế như miễn, dãn, khoanh nợ, giảm thuế xuất/nhập khẩu, trợ cấp việc làm và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động...
Linh Nhi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy