Chính phủ đã thực hiện cấp phát khoảng 379 triệu USD, cho vay lại khoảng 178 triệu USD.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong tháng 4 năm 2021 Chính phủ đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài 25,4 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/4/2021 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 557 triệu USD, tương đương khoảng 12.851 tỷ đồng.
Ngay sau đó Chính phủ đã thực hiện cấp phát khoảng 379 triệu USD, cho vay lại khoảng 178 triệu USD.
Trong tháng 4 năm 2021 trả nợ của Chính phủ khoảng 17.235 tỷ đồng, trong đó, trả nợ trong nước khoảng 12.535 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 4.700 tỷ đồng.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 117.835 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 97.904 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 19.931 tỷ đồng.
Bộ Tài chính còn cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, Chính phủ đã ký kết 1 hiệp định với Ngân hàng Thế giới trị giá 84,4 triệu USD. Đây là khoản hỗ trợ ngân sách chung sử dụng vốn vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của WB và là một nguồn lực bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, thúc đẩy thực hiện các cam kết khung chính sách về kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay công tác điều hành ngân quỹ được quản lý chặt chẽ, đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách Nhà nước và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng đã triển khai công tác gửi có kỳ hạn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại theo phương thức đấu thầu điện tử và ký hợp đồng điện tử. Tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, chi phí liên quan kịp thời, đầy đủ theo quy định.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã hoàn thiện kế hoạch vay trả nợ công 5 năm trình Quốc hội khóa 15 dự thảo Nghị quyết để xem xét phê duyệt vào kỳ họp Quốc hội tháng 10/2021. Hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do mới, Bộ Tài chính cho biết, hiện Việt Nam đã triển khai các thủ tục trong nước chuẩn bị ký kết và phê duyệt Nghị định thư vòng 9 về Tự do hoá dịch vụ tài chính trong ASEAN.
Tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN nằm trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về Thương mại dịch vụ (AFAS) được ký kết năm 1992. Theo kế hoạch AFAS sẽ được nâng cấp thành Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) và hiện đang đàm phán đến Gói cam kết dịch vụ thứ 10. Còn đàm phán tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN đi theo lộ trình riêng và đến nay đã trải qua 8 vòng đàm phán.
Nghị định thư về Tự do hóa dịch vụ tài chính trong khu vực ASEAN nhằm hướng tới mục tiêu gỡ bỏ dần hạn chế áp dụng đối với các tổ chức tài chính ASEAN bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư… trong việc cung cấp dịch vụ tài chính tại các nước trong khu vực.
Bộ Tài chính cũng vừa trình Chính phủ hồ sơ Nghị định ban hành biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên hiệp Anh-Bắc Ailen giai đoạn 2021-2022.
Tác giả: Linh Đan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy