Dòng sự kiện:
5 loại vũ khí chết người nhất của Mỹ trong Thế chiến II
15/04/2015 14:56:23
Trong Thế chiến II, Mỹ là nước đã tham gia cả Mặt trận Châu Âu và Mặt trận Thái Bình Dương, chống lại hai thế lực Phát xít trong toàn bộ cuộc chiến. Đâu là những loại vũ khí đã làm nên chiến thắng?

Tin liên quan

Bí quyết chiến thắng của Mỹ trong Thế chiến II là số lượng hơn chất lượng. Số lượng vũ khí và thiết bị dồi dào của Mỹ không những áp đảo kho vũ khí của phe Trục, mà còn cho phép đồng minh khác như Anh và Nga làm điều tương tự.

Thực tế, không phải vũ khí nào thời đó của Mỹ đều đáng nói. Xe tăng M-4 Sherman được sản xuất nhiều nhưng chất lượng lại chỉ đạt mức trung bình. Các loại máy bay chiến đấu đầu tiên của Mỹ như chiếc P-40 và P-39 không phải là niềm tự hào của Mỹ (trừ phi chúng được điều khiển bởi các phi công trong đội Flying Tigers huyền thoại) còn ngư lôi của tàu ngầm Mỹ thường xuyên không phát nổ trước năm 1943.

Tuy nhiên, bằng nền tảng công nghiệp đồ sộ và hoạt động phát triển công nghệ, Mỹ có thể chế tạo nhiều loại vũ khí đáng nói, bao gồm các loại dưới đây.

Ngòi nổ tiếp cận

so-do-mot-ngoi-no-tiep-can-trong-mot-vien-dan

Sơ đồ một ngòi nổ tiếp cận trong một viên đạn.

Ngòi nổ của pháo thường không được coi là vũ khí, nhưng các phi công Nhật và binh lính Đức lại không cho là vậy.

Một trong những vấn đề lớn nhất của thời đó là khi phần lớn các loại súng cao xạ không có rađa hay không có các thiết bị máy tính điều khiển, khả năng tiêu diệt mục tiêu không lớn. Việc tính toán nơi đường đạn và các máy bay bay cao đến 3.000 – 8.000m rất phức tạp và phải cần đến hàng ngàn loạt đạn mới có thể bắn trúng.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tàu chiến Mỹ phải đối đầu với máy bay cảm tử Kamikaze của Nhật. Việc tiêu diệt loại máy bay chuyên đâm vào tàu chiến đồng nghĩa với việc chúng phải bị tiêu diệt nhanh chóng.

Sau đó, một người đã nảy ra sáng kiến đặt một loại rađa nhỏ trước mũi của các loại đạn phòng không. Thay vì phải bắn trúng máy bay mới có thể tiêu diệt được, đạn sẽ phát nổ một khi rađa xác định rằng mục tiêu đã vào đủ gần, qua đó bắn ra hàng loạt mảnh vụn trong một khu vực rộng lớn. Ngòi nổ có tên là VT này giúp Hải quân Mỹ vượt qua mối nguy hại của các đợt tấn công Kamikaze.

Nó cũng giúp quân đội Mỹ trong trận đánh Ardennes diễn ra cuối năm 1944. Đạn pháo tỏ ra hiệu quả hơn nhiều nếu chúng phát nổ ở trên cao và bắn ra mãnh vỡ thay vì đâm thẳng xuống mặt đất. Thay vì chống lại máy bay, những mảnh vỡ này đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho binh lính Đức.

Súng trường M-1

sung-truong-m1-noi-tieng-cua-quan-doi-My

Súng trường M-1 Garand nổi tiếng của Quân đội Mỹ.

Vào giai đoạn đầu của Thế chiến II, quân đội Mỹ có thời điểm đã phải sử dụng súng trường có từ thế kỷ 19.

Sau đó khẩu M-1 Garand, một loại súng trường bán tự động có tốc độ bắn cao hơn hẳn các loại súng trước đó, ra đời. M-1 cho phép bộ binh Mỹ có hỏa lực đáng nể theo chuẩn mực của những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ trước.

Có thể nói đây là một điều may mắn, bởi bộ binh Mỹ được trang bị khá yếu kém, không có loại súng máy nào có thể cạnh tranh được với khẩu MG-42 của Đức. Trong khí đó quân Đức và Liên Xô, vốn có nhiều kinh nghiệm với chiến tranh trên bộ, đã chọn trang bị các loại súng máy thiếu tầm xa nhưng lại có thể bắn nhiều đạn. Nhưng khẩu M-1 là loại vũ khí đáng tin cậy cho phép binh sĩ Mỹ có cơ hội chiến thắng trước những đối thủ của mình.

Tàu sân bay lớp Essex

Tàu sân bay lớp Essex, khí tài nổi tiếng của Mỹ của thế kỷ 20.

Chiến trường Thái Bình Dương là một cuộc chiến gồm nhiều tàu sân bay: những căn cứ máy bay nổi, luôn di chuyển nhằm ngăn chặn các tàu chiến tấn công quân lính trên bờ. Trụ cột của hạm đội tàu sân bay Mỹ vào cuối cuộc chiến là các tàu lớp Essex. Với khả năng mang theo 100 chiến đấu cơ và oanh tạc cơ, cùng với hệ thống rađa và tháp không lưu cho các máy bay chiến đấu, các tàu sân bay này đã tàn phá hạm đội Phát xít Nhật trong những trận đánh như trên biển Philippines và Vịnh Leyte.

Nhưng điều đáng nói nhất của các tàu sân bay Essex là việc chúng vẫn tiếp tục được sử dụng sau chiến tranh. Các tàu như USS Essex, Ticonderoga và Hancock vẫn được tiếp tục hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.

Tàu ngầm lớp Gato

Công lao đánh bại Nhật Bản có thể thuộc về các tàu sân bay và chiến hạm của Mỹ, nhưng thực tế 55% tàu của Nhật bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm. Đến năm 1945, tàu ngầm Mỹ đã làm giảm hậu cần của Hải quân Nhật một cách đáng kể.

Một trong số những loại tàu ngầm đó là các tàu lớp Gato, trụ cột của hạm đội tàu dưới đáy biển của Mỹ. Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về khả năng của nó so với tàu ngầm U-boat của Đức, một loại tàu chết người khác của Thế chiến II. Khả năng chống tàu ngầm của Nhật thấp kém đến mức tàu Mỹ chưa bao giờ đối mặt với dàn phòng thủ phức tạp và mạnh mẽ như của quân Đồng minh, có thể tiêu diệt 60% tổng thủy thủ đoàn của các tàu ngầm U-boat. Tuy vậy, tàu ngầm lớp Gato vẫn được coi là một trong những khí tài trên biển lợi hại nhất mọi thời đại.

Bom nguyên tử

Bom nguyên tử Fat Man, quả bom đã được thả xuống thành phố Nagasaki vào năm 1945.

Sự xuất hiện của bom nguyên tử trong một danh sách gồm những vũ khí thông thường có vẻ là một điều khó hiểu. Đúng là bom nguyên tử là một loại vũ khí, nhưng nó là thứ có thể phá nát cả một thành phố gọn ghẽ hơn một cuộc không kích với hàng ngàn máy bay oanh tạc. Nó cũng cho thấy khả năng kết hợp nguồn lực khoa học và công nghiệp trong một dự án mà không nước nào có thể làm được.

Là một vũ khí chiến tranh của Thế chiến II, bom nguyên tử mang lại những cú sốc nhiều hơn là giá trị sử dụng. Chúng quá phức tạp để có thể sản xuất hàng loạt trong những năm 1940 và đến năm 1945, oanh tạc cơ của Mỹ và Anh đã phá hủy hầu hết các thành phố quan trọng của Đức và Nhật.

Cho đến nay vẫn còn những bàn tán rằng liệu có phải vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki đã khiến Nhật Bản phải đầu hàng, hay Liên Xô tuyên chiến với Nhật mới là nguyên nhân chính.

Tuy nhiên, vào thời đại mà rađa và máy bay chiến đấu được coi là đỉnh điểm của công nghệ quân sự, một loại khí tài có thể giết chết 60.000 người chỉ trong một tích tắc đã xuất hiện. Thế giới chưa từng có loại vũ khí nào có sức mạnh lớn như thế.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

(Theo kyvatlichsucand.vn)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến