Liên quan đến khu tái định cư trên địa bàn TP.HCM, trước đó, tại buổi làm việc giữa HĐND TP.HCM với Sở TN&MT và Sở Xây dựng về công tác quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước diễn ra vào đầu tháng 9/2020, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, toàn thành phố còn 9.434 căn hộ tái định cư chưa bố trí sử dụng và 2.254 nền đất bỏ trống tại 163 dự án.
Theo ông Khiết, việc dôi dư nhà tái định cư có nguyên nhân từ chính sách đền bù giải tỏa thay đổi do luật pháp thay đổi. Thời điểm đó, do chính sách bồi thường không sát với giá thị trường nên đa phần người dân nhận căn hộ hoặc nền đất. Sau Luật Đất đai 2013, giá bồi thường đã bằng giá thị trường nên người dân chủ yếu chọn hình thức bồi thường bằng tiền để tự lo nơi ở mới, do đó đã dư ra số lượng căn hộ tái định cư đáng kể.
“Đối với số căn hộ còn trống, thành phố đã đấu giá 5.022 căn và 43 nền đất. Vừa qua, các quận huyện đã đăng ký 2.576 căn hộ và 1.079 nền đất để phục vụ nhu cầu tái định cư trên địa bàn. Do vậy, số căn hộ và nền để trống nhưng cũng có phương án xử lý để dự phòng chỉ là 1.800 căn hộ và 1.100 nền đất”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM thông tin.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) cho hay, trong năm 2020, số tiền TP.HCM đồng ý chi trả để quản lý, vận hành, sửa chữa gần 10.000 căn nhà tái định cư đang bị bỏ trống là 71 tỷ đồng. Những năm trước, khoản chi này dưới hình thức công ty dịch vụ công ích quận, huyện tạm ứng tiền để sửa chữa, vận hành.
Đáng chú ý, ngày 28/9/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng; Bộ TN&MT, UBND TP.HCM về việc báo chí phản ánh “Hiện còn gần 10.000 căn hộ tái định cư tại TP.HCM bị bỏ trống do có sự thay đổi về chính sách pháp luật về bồi thường, tái định cư. Chính sách tái định cư là lấy đất thì phải bồi thường tái định cư cho người dân. Còn nhà tái định cư hiện nay theo kiểu chỉ định địa điểm trong khi đó có thể địa điểm được chỉ định lại chưa phù hợp với người dân”.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao các đơn vị nêu trên và các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá và đề xuất.
Đến ngày 19/10/2020, UBND TP.HCM đã có văn bản số 8990/VP-ĐT gửi Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM tiếp nhận công văn của Văn phòng Chính phủ.
Tại văn bản này, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã giao Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra rà soát, chuẩn bị nội dung (hiện trạng, đề xuất giải quyết…) và làm việc trực tiếp với Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND thành phố.
Đối với vấn đề nêu trên, Nhadautu.vn cũng đã liên hệ phía Sở Xây dựng TP.HCM để tìm hiểu thêm thông tin, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phản hồi.
Dưới đây là một số hình ảnh về 1 khu tái định cư Bình Khánh nằm trong khu "đất vàng" tại Thủ Thiêm, quận 2 (đây là 1 trong số các khu tái định cư với hàng ngàn căn hộ bị bỏ hoang trong thời gian qua tại TP.HCM).
Dự án khu tái định cư Bình Khánh được xây dựng từ năm 2013, có diện tích 38,4 ha, do liên danh CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt và CTCP Sản xuất Thương mại Thành Thành Công làm chủ đầu tư.
Dự án thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm (là khu tái định cư lớn nhất TP.HCM), được đầu tư để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này, gồm 3 khu: khu 30,2 ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ, khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ, khu 17,3 ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn
Tuy nhiên, khu tái định cư với 3.790 căn hộ, mà hiện chỉ lác đác vài chung cư có cư dân sinh sống (đây là những cư dân được đón đến ở đầu tiên từ năm 2015 khi dự án mới cơ bản hoàn thành), còn lại thì vẫn bị bỏ hoang 5 năm qua, khiến công trình đang dần bị xuống cấp trầm trọng.
Do bị bỏ hoang trong thời gian dài các hạng mục của công trình đang dần xuống cấp. Được biết, trong năm 2020, số tiền TP.HCM đồng ý chi trả để quản lý, vận hành, sửa chữa gần 10.000 căn nhà tái định cư đang bị bỏ trống là 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, ghi nhận của Nhadautu.vn tại công trình vẫn không có động thái nào đối với việc tu sửa.
Các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu tái định cư phần lớn đều bị hư hỏng, do thời gian dài phơi nắng, phơi mưa. Thậm chí có khu còn chưa được lắp đặt.
Hầu hết các dãy shophouse ở mỗi khu tái định cư tại đây đều bị bỏ trống và đã xuống cấp.
Trên sân thượng khu tái định cư đã được cây cỏ dại phủ kín.
Tương tự, khu vực công viên đang dần biết thành khu rừng vì thời gian dài cây cỏ không được dọn dẹp.
Một phần lối vào các khu chung cư bị chặn lại, chưa kể mỗi khu đều có rất đông bảo vệ canh gác.
Được biết, Trung tâm tổ chức bán đấu giá đã đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư tại đây (trong đó 2.200 căn do Công ty Thuận Việt xây dựng và 1.590 căn thuộc Công ty Đức Khải xây dựng). Tuy nhiên, sau 3 lần đưa ra đấu giá không có đơn vị nào tham gia. Dự kiến trong thời gian tới TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện đấu giá lần thứ 4 đối với các khu tái định cư nói trên.
Tác giả: Lý Tuấn - Nguyên Vũ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy