Sở Công Thương TP.HCM vừa thông tin về kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Theo đó, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của hơn 12 triệu dân trên địa bàn thành phố, nguồn vốn mà các doanh nghiệp bình ổn thị trường chuẩn bị phục vụ hai tháng Tết lên tới 20.000 tỷ đồng, riêng tháng cao điểm Tết (từ ngày 1-30 tháng Chạp), doanh nghiệp chuẩn bị 12.000 tỷ đồng.
Lượng hàng bình ổn thị trường chuẩn bị cung ứng phục vụ Tết Quý Mão gồm: lương thực: hơn 5.235 tấn/tháng; trứng gia cầm: 54,4 triệu quả/tháng; đường: 2.081 tấn/tháng; thực phẩm chế biến: 1.485 tấn/tháng; dầu ăn: 2.356 tấn/tháng; rau củ quả: 9.255,5 tấn/tháng; thịt gia súc: 5.603 tấn/tháng; thủy hải sản: 297,3 tấn/tháng; thịt gia cầm: 8.481,4 tấn/tháng; gia vị: 1.600 tấn/tháng.
Với lượng hàng, nguồn vốn như trên, doanh nghiệp đảm bảo lượng hàng dự trữ, cung ứng đáp ứng kế hoạch thành phố giao.
Các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại một siêu thị. (Ảnh: Nhật Sinh)
Siêu thị vào cuộc đua khuyến mại Tết
Cũng theo Sở Công Thương, TP.HCM có 46 trung tâm thương mại, 237 siêu thị, 3.012 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Tổng lượng hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng ra thị trường bình quân 1.800 tấn/ngày. Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi đã có phương án tăng công suất, kéo dài thời gian hoạt động những ngày cận Tết, đẩy mạnh cung ứng hàng tăng từ 2-3 lần so với ngày thường.
Để chuẩn bị hàng cho dịp Tết Nguyên đán 2023, MM Mega Market Việt Nam lên kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20-30% so với Tết 2022 và 40-50% so với những tháng bình thường. Riêng thực phẩm tươi sống và mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mức tăng đến 100%. Hệ thống này đang áp dụng nhiều chương trình khuyến mại giảm giá đến 50% các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm.
Bách hóa Xanh cũng tăng cường danh mục hàng vạn sản phẩm để khách hàng lựa chọn, giai đoạn Tết tập trung vào 3 nhóm: nhóm hàng mùa vụ Tết (bia, nước, bánh kẹo); nhóm hàng thiết yếu (gạo nếp gia vị); nhóm vệ sinh nhà cửa. Tổng giá trị chương trình khuyến mại khoảng 174 tỷ đồng.
Tại Satra, tổng giá trị lượng hàng hóa lương thực thực phẩm trong hệ thống bán lẻ dự trữ cho hai tháng (trước và sau Tết Quý Mão 2023) ước khoảng 500 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết Nhâm Dần 2022. Từ ngày 3-21/1, hệ thống bán lẻ Satra thực hiện chương trình khuyến mại “Tết sum vầy - Tri ân đong đầy” với nhiều sản phẩm giảm giá lên đến 49%.
Saigon Co.op tăng lượng thực phẩm tươi sống gấp đôi lượng thông thường để hệ thống bán lẻ Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.opSmile... phục vụ mùa mua sắm cao điểm Tết. Các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng nhu yếu phẩm được tăng dự trữ từ 10-50% so với ngày thường, tăng trung bình 20% so với cùng kỳ, đồng thời, hệ thống áp dụng giảm giá, khuyến mãi liên tục hàng ngày từ nay đến Tết Nguyên đán.
Trong khi đó, hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market, thành viên của Tập đoàn Central Retail, sẽ lần đầu áp dụng “Khóa giá” - bán thịt lợn tươi không lợi nhuận” (không bao gồm sản phẩm của Meat Deli, G-Kitchen, Sagrifood), nhằm chung tay bình ổn thị trường thịt lợn, qua đó hỗ trợ người dân có thể vui xuân đón Tết.
Tác giả: Trần Chung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy