Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, HOSE: DPM) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III và 9 tháng đầu năm 2021. Theo đó, kết quả kinh doanh của DPM tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, tổng sản lượng sản xuất của DPM đạt trên 756.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, vượt từ 3-11% so với kế hoạch từng mặt hàng trong 9 tháng. Trong đó, tăng trưởng ấn tượng nhất là sản lượng sản xuất NPK Phú Mỹ với 128.777 tấn, mức tiêu thụ gần 121.500 tấn, đạt 111% kế hoạch 9 tháng đầu năm và 86% kế hoạch năm 2021, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020.
Sản lượng kinh doanh của DPM đạt trên 900.000 tấn phân bón, hóa chất các loại, nổi bật là kinh doanh NPK Phú Mỹ đạt gần 123.000 tấn, hoàn thành 112% kế hoạch 9 tháng, 88% KH năm 2021 và tăng 77% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Quý III đạt 2.859 tỷ đồng, tăng 893 tỷ, tương ứng 45,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 3 quý đầu năm, doanh thu đạt 7.813 tỷ đồng, tăng 1.917 tỷ đồng, tương ứng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, trong Quý III, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 41,4% lên 206 tỷ; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 16,4% lên 104 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng, lợi nhuận trước thuế Quý III/2021 của DPM vẫn đạt 762 tỷ đồng, tăng 240% so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 1,790 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế Quý III/2021 của DPM đạt 630 tỷ đồng, năm 245% so với cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 1.503 tỷ đồng, tăng 151% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2021, Công ty đặt ra kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất đạt 8.331 tỷ đồng, tăng 7,3% so với thực hiện năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 437 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 365 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã vượt kế hoạch năm 311%.
Đại diện DPM cho biết kết quả đạt được nhờ sự tính toán kết hợp giữa các công đoạn nên dù thực hiện công tác phòng chống dịch, sản xuất "3 tại chỗ" nhưng từ đầu năm đến nay, nhà máy NPK Phú Mỹ vẫn vận hành tốt, ngay cả trong thời gian tổ hợp nhà máy bảo dưỡng.
DPM cũng tận dụng lợi thế về hệ thống kho bãi, nhà phân phối bao phủ rộng khắp cả nước. Bên cạnh đó, DPM triển khai các chương trình marketing linh hoạt.
Về tình hình tài chính, tổng tài sản của DPM tính đến ngày 30/9/2021 là 12.196 tỷ đồng, tăng 897 tỷ đồng, tương ứng 7,9% so với đầu năm. Tổng nợ phải trả là 3124,8 tỷ đồng, tăng 72 tỷ đồng, tương ứng 2,3% so với đầu năm.
Quý IV/2021, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh phân bón sẽ có nhiều thách thức khi dịch Covid-19 vẫn phức tạp. Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng. DPM cho biết đã xây dựng các kịch bản nhằm đạt mục tiêu sản lượng 160.000 tấn NPK Phú Mỹ.
Trong Quý IV, DPM đặt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ khoảng 30.000 tấn; lũy kế cả năm dự kiến sản xuất 160.000 tấn và tiêu thụ 150.000 tấn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy