Đóng góp quan trọng vào kết quả này là những thị trường, ngành hàng chủ lực với kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Tỷ trọng kim ngạch XNK theo châu lục trong năm 2018. Biểu đồ: T.Bình
9 thị trường, nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ USD”
Thông tin vừa được Tổng cục Hải quan đưa ra dựa vào dữ liệu khai báo trong quá trình làm thủ tục hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Cán cân thương mại năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD.
Năm 2018, số lượng thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên của Việt Nam vẫn là 4 gương mặt quen thuộc: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dù số lượng chưa tăng thêm nhưng quy mô kim ngạch ở 4 thị trường chủ lực này tăng lên đáng kể.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 47,525, tăng 5,934 tỷ USD so với năm 2017 (năm 2017 đạt 41,591 tỷ USD), tương đương tốc độ tăng trưởng gần 14,3%, chiếm tỷ trọng tới 19,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2018 là một sự khởi sắc đáng kể, bởi đó không chỉ là con số tăng cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước 13,2%) mà còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chỉ hơn 8% của năm 2017 so với năm 2016.
Ở chiều ngược lại, năm 2018 cũng ghi nhận tốc độ tăng trường nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng mạnh. Cụ thể, nước ta nhập khẩu lượng hàng hóa từ Hoa Kỳ đạt trị giá 12,753 tỷ USD, tăng tới 36,4% so với năm 2017 (năm 2017 đạt 9,349 tỷ USD). Tuy nhiên, với quy mô kim ngạch xuất khẩu lớn gấp gần 4 lần nhập khẩu từ Hoa Kỳ nên dù tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng mạnh nhưng chưa đủ để thu hẹp khoảng cách nhập siêu từ nước ta. Năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục được nâng lên con số gần 35 tỷ USD so với kết quả hơn 32 tỷ USD của năm 2017.
Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41,268 tỷ USD, tăng 5,864 tỷ USD so với năm 2017 (năm 2017 đạt 35,404 tỷ USD), với tốc độ tăng trưởng 16,6%. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và là một trong những thị trường xuất khẩu lớn có tốc độ tăng trưởng và con số tuyệt đối tăng thêm vào hàng lớn nhất trong năm 2018. Dù vậy, năm 2018 cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh về kim ngạch khiến gạo, thủy sản, dầu thô bị rơi khỏi danh sách các nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” sang Trung Quốc và nước ta chỉ còn 10 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” sang thị trường nay.
Các thị trường còn lại là Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2017 (năm 2017 đạt 16,859 tỷ USD); Hàn Quốc đạt 18,204 tỷ USD tăng 22,8% (năm 2017 đạt 14,819 tỷ USD). 3,358
Như vậy, cả 4 thị trường xuất khẩu chủ lực đều đạt được mức tăng trưởng hai con số và giúp trị giá tăng thêm hàng tỷ USD/thị trường. Với tổng kim ngạch 125,847 tỷ USD, 4 thị trường nêu trên chiếm đến 51,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2018 cũng ghi nhận 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD gồm: Điện thoại và linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; giày dép. Về số lượng, các nhóm hàng không tăng thêm, tuy nhiên trong từng nhóm hàng kim ngạch đều tăng mạnh thêm cả tỷ USD/nhóm hàng.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong năm 2018 với trị giá đạt 49,08 tỷ USD, tăng 8,4%, với các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)…
Hàng dệt may, đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7%. Thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trị đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9%. Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 16,55 tỷ USD, tăng 28,2%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ…
Giày dép các loại đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6%. Các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…
6 thị trường và 4 nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD”
Ở lĩnh vực nhập khẩu ghi nhận con số 10 thị trường, nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó số lượng thị trường là và nhóm hàng là 4.
Số thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên tăng thêm một thị trường so với năm 2017. Đó là thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch đạt 12,753 tỷ USD, trong khi năm 2017 mới đạt 9,349 tỷ USD.
Trung Quốc tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt tới 65,438 tỷ USD trong khi một năm trước là 58,592 tỷ USD.
Các thị trường khác là: Đài Loan (Trung Quốc) 13,228 tỷ USD; Hàn Quốc 47,497 tỷ USD (46,961); Nhật Bản 19,011 tỷ USD; Thái Lan hơn 12 tỷ USD.
Với tổng kim ngạch đạt 169,927 tỷ USD, 6 thị trường nêu trên chiếm đến 71,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong năm 2018.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 42,2 tỷ USD tăng 11,7%. Với quy mô nhập khẩu này, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn duy trì vị trí dẫn đầu được xác lập kể từ năm 2017. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 33,73 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%, với các thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 15,87 tỷ USD giảm 3,5%. Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với trị giá chiếm đến 93,2% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước.
Mặt hàng vải với kim ngạch đạt 12,775 tỷ USD, tăng 12,2%. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của mặt hàng này tập trung ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
Một điểm đáng chú ý khác trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 là việc lần đầu tiên có 1 thị trường đạt quy mô kim ngạch ba con số. Đó là thị trường Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại của 2 nước đạt 106,706 tỷ USD, tăng 12,71 tỷ USD so với một năm trước đó và chiếm đến 22,23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhập khẩu cả nước trong năm ngoái.
Theo báo Hải Quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy