Mới đây, Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester, bắt đầu thực hiện ngày 3/9 đến hết năm 2021 để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Bộ Công Thương, tránh sai sót.
Theo đó, áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với các sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Thời gian thực hiện là 120 ngày, từ 3/9 đến hết năm 2021, trừ khi được gia hạn, thay đổi, huỷ bỏ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị hải quan nghiên cứu kỹ, thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng bản gốc của nhà sản xuất (giấy chứng nhận nhà sản xuất) để hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester đến hết năm 2021. (Ảnh minh họa)
Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong hệ thống thông quan tự động VNACCS theo mã G129 tương ứng mức thuế chống bán phá giá là 54,90%.
Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ không phải là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia thì không phải nộp thuế chống bán phá giá. Người khai hải quan khai trên tờ khai nhập khẩu tại chỉ tiêu 1.95 mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá đã được đăng tải trên trang tin của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hoặc Malaysia mà không nộp được bản gốc giấy chứng nhận nhà sản xuất, hoặc nộp được giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên giấy chứng nhận không trùng với tên nhà sản xuất nêu Quyết định 2080/QĐ-BCT, thì thực hiện khai báo mã dùng trong hệ thống thông quan tự động VNACCS.
Cụ thể, chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc tương ứng mức thuế là 17,45%; Ấn Độ là 54,90%; Indonesia là 21,94%; Malaysia là 21,23%.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy