Tin liên quan
Nhiều chuyên gia cho rằng Hiệp định TPP là nỗ lực của Mỹ nhằm chống lại diễn đàn APEC, giữa lúc Trung Quốc và Nga đang tăng cường sự ảnh hưởng trong khu vực.Trong kỳ họp APEC lần này, vấn đề thành lập TPP vẫn được đưa ra với mong muốn đi đến một quyết định cụ thể chính thức. Nếu được thiết lập thành công, hiệp định này sẽ đóng góp đến 40% GDP toàn cầu. Hiệp định này cũng là điểm mấu chốt trong những nỗ lực lớn lao của Mỹ để thắt chặt mối liên kết với các nước châu Á nhằm “đối chọi” lại với những phát triển không ngừng của Trung Quốc.
Ngoại trưởng John Kerry cùng với đại diện thương mại Mỹ Michael Froman tại trung tâm hội nghị quốc gia Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 7/11/2014 (Ảnh: Reuters)
Tiền hội nghị APEC năm nay, có không nhiều hy vọng rằng hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể đạt được. Nguyên nhân do 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Nhật Bản – cũng là 2 thành viên chủ chốt đang bất đồng trong vấn đề xuất khẩu nông nghiệp. Mỹ khăng khăng cho rằng Nhật Bản nên giảm bớt những định chế ngăn cản nhập khẩu nông nghiệp tuy nhiên Nhật Bản lại muốn bảo vệ những sản phẩm nhạy cảm trong thị trường như thịt bò, thịt lợn, đường và các sản phẩm từ sữa.
Những nhà lãnh đạo kinh tế khác cũng đang nỗ lực tìm kiếm động lực xây dựng quan hệ hợp tác này trong những cuộc hội đàm tại hội nghị APEC nhưng có lẽ là chưa đủ để đi đến một quyết định.
Kết thúc cuộc hội đàm về TPP, ông Michael Froman – đại diện thương mại Mỹ chia sẻ với báo giới: “Khó có thể đi đến được một hiệp định cụ thể, một thông báo chính thức. Đây là cơ hội để chúng ta tụ họp được các nhà lãnh đạo tại cùng một nơi để cùng đánh giá vị thế của mỗi nước cũng như đưa ra những sự thúc đẩy chính trị nhằm hoàn thiện được phần còn lại của cuộc đàm phán”.
Những thành viên của TPP hy vọng nếu giữa Nhật Bản và Mỹ có một thỏa thuận chính thức thì đây sẽ là cột mốc đẩy mạnh sự hình thành của TPP.
Ông Myron Brillant, Phó phòng Thương Mại Mỹ cho biết hội đồng kinh tế vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một quyết định cuối cùng. Tất cả mọi người đều mong đợi 2 lãnh đạo tối cao chủ chốt gồm Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể đi đến thỏa thuận cuối cùng
Đối lại với TPP, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh xây dựng khung pháp lý cho Khu vực tự do hương mại châu Á Thái Bình Dương (FTAAP) tại APEC. Đây được xem là nỗ lực của Trung Quốc để phân tán chú ý đến TPP.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy