Tin liên quan
CEO Apple Tim Cook kiên quyết không tạo ra một tiền lệ xấu trong ngành công nghệ thế giới. Ảnh: Business Insider
Tuy nhiên tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới trước nay dường như không dành đủ thời gian và tiền bạc để gia tăng ảnh hưởng trong cơ quan quyền lực nhất nước Mỹ, như cái cách mà các đối thủ sừng sỏ khác đã và đang làm.
“Tôi chưa bao giờ gặp một lobbyist (người vận động hành lang) của Apple”, Chris Jones, chuyên gia cao cấp tại CapitolWorks – người đã có hơn 25 năm ở Washington, đồng thời có mối quan hệ với hàng trăm môi giới quyền lực (powerbrokers), nói.
Luật sư trưởng của Apple Bruce Sewell và giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ có cuộc họp quan trọng vào thứ Ba trước khi vụ việc được trình lên Ban Tư pháp Hạ Nghị viện (HJC).
Công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang tìm mọi cách để chống lại phán quyết của một tòa án Mỹ, yêu cầu Apple phải giúp các điều tra viên FBI mở khóa chiếc Iphone 5C của hung thủ gây ra vụ xả súng kinh hoàng giết chết 14 người tại San Bernardino, California hồi tháng 12 năm ngoái.
CEO hãng này Tim Cook đã tuyên bố Apple sẽ chiến đấu đến cùng để không tạo ra một tiền lệ xấu, bên cạnh việc lo ngại những nguy cơ xâm phạm hệ thống bảo mật của hệ điều hành IOS.
Thậm chí trong một tuyên bố, vị CEO này còn gọi phán quyết trên của tòa án là “mối đe dọa đối với quyền tự do của công dân’.
Tuy nhiên khi mà vụ việc ngày càng gây được sự chú ý cả ở trong và ngoài nước Mỹ, đồng thời sắp sửa được trình lên Quốc hội nước này, thì giới phân tích lại đang e ngại rằng một kết quả xấu có thể tới đối với Apple, bởi công ty này không có nhiều “bạn” trong Nhà Trắng, so sánh với các đối thủ khác.
Năm ngoái, Apple dành ra vỏn vẹn 4,48 triệu USD cho các hoạt động vận động hành lang (lobby) ở Washington – con số cao nhất trong lịch sử Apple, tuy nhiên lại chưa bằng số lẻ của nhiều “đại gia” công nghệ khác như Google hay Microsoft.
Alphabet – công ty mẹ của Google – đã giành ra 16,7 triệu USD vận động hành lang trong năm ngoái, nằm trong Top 12 “người chơi” chịu chi nhất trong các hoạnh động tranh giành ảnh hưởng ở Nhà Trắng, theo Center for Responsive Politics (CFRP) – một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi nguồn tiền trong các cuộc bầu cử ở Mỹ.
Trong khi đó, Microsoft năm ngoái cũng giành gấp đôi con số của Apple (8,5 triệu USD), trong một nỗ lực tăng cường vị thế ở Quốc hội Mỹ.
Theo CFRP, trong năm 2014, chỉ có 36 nhà vận động hành lang đại diện cho Apple, kém xa so với con số 98 của Google.
“Họ cần phải suy nghĩ lại về quyền lực chính trị họ đang có”, Jim Manley, giám đốc cao cấp tại QGA Public Affairs – một hãng lobby tại Washington, nói, nhấn mạnh:
“Trong bối cảnh có quá ít mối quan hệ với giới ‘chóp bu’, Apple đang đặt cược cả ‘ván bài’ này với danh tiếng của mình”.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy