Tin liên quan
- Nhập nhèm khoản góp vốn nghìn tỷ của ITA tại nhiệt điện Kiên Lương
- Những dự án trứ danh của bà chủ tập đoàn Tân Tạo Đặng Thị Hoàng Yến giờ thế nào?
- Ma trận ‘đối tác chiến lược’ Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến
- Kiến nghị thu hồi dự án 6,7 tỷ USD của bà Đặng Thị Hoàng Yến
- ITA của bà Đặng Thị Hoàng Yến thế nào sau tháng ngày bão táp phong ba?
Dự án cảng nước sâu Nam Du và Nhiệt điện Kiên Lương vẫn chỉ là bãi đất trống mặc dù đã được khởi công gần 10 năm. Ảnh: Tuổi trẻ
Ngày 17/5 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với tỉnh Kiên Giang.
Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã có kiến nghị thu hồi dự án Nhiệt điện Kiên Lương và cảng nước sâu Nam Du của tập đoàn Tân Tạo (ITACO), cho rằng doanh nghiệp này không đủ năng lực thực hiện dự án.
Năm 2008, Chính phủ đồng ý cho ITACO làm chủ đầu tư dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương với quy mô 4.400 MW - 5.200 MW (gồm 3 giai đoạn) và cảng trung chuyển nước sâu tại quần đảo Nam Du với tổng vốn đầu tư khoảng 7,7 tỉ USD.
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền tỉnh Kiên Giang cùng Bộ Công thương có những động thái quyết liệt đối với các dự án của ITACO trên địa bàn.
Trong chuyến công tác làm việc với tỉnh Kiên Giang cuối tháng 4/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng đã chỉ đạo tỉnh Kiên Giang làm văn bản trình Chính phủ thu hồi chủ trương đối với ITACO, đồng thời tìm nhà đầu tư mới đủ năng lực để tiếp tục triển khai dự án.
Ngày 7/8/2013, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ký công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét xử lý dứt điểm đối với dự án này.
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, việc dự án Trung tâm điện lực Kiên Lương chậm triển khai gây thiệt hại đáng kể về kinh tế - xã hội cho tỉnh, ảnh hưởng đến cả Tổng sơ đồ điện VI, tác động đến khả năng đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của toàn miền Nam.
Bên cạnh đó, dư luận cũng e ngại việc tiêu thụ tới cả chục triệu tấn than mỗi năm sẽ là một mối nguy lớn đối với môi trường Kiên Giang nói riêng và đồng bằng Nam Bộ nói chung.
Ở chiều ngược lại, suốt nhiều năm qua, ITACO luôn một mực khẳng định công ty này đủ sức thực hiện các dự án trên.
Tuy vậy, 2 ‘siêu dự án’ này vẫn đang dậm chân tại chỗ sau gần 10 năm, gây nhiều búc xúc trong xã hội, đặt ra câu hỏi về năng lực tài chính của Tân Tạo.
ITACO lấy tiền đâu hoàn thành dự án?
Quan điểm của ITACO là muốn xin bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ, đồng thời muốn có cơ chế mua bán điện được trợ giá từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa đồng ý chủ trương bảo lãnh vay vốn cũng như tạo cơ chế mua bán điện riêng với EVN của dự án này. Đây là hai điểm nghẽn gây bế tắc nguồn vốn mà ITACO trước đó rất kỳ vọng.
Gay gắt hơn, UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng Dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương dù theo hình thức đầu tư xây dựng - vận hành - sở hữu (BOO) hay hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), thì chủ đầu tư phải có đủ 20% vốn tự có mới được xem xét vay vốn.
Cơ quan này khẳng định với dự án trên, Tân Tạo phải có vốn tự có trên 1,4 tỷ USD (tổng tài sản của ITA đến cuối năm 2015 ở mức gần 13.000 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 500 triệu USD), nhấn mạnh việc bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn nước ngoài không có trong quy định pháp luật liên quan, cũng như chưa có tiền lệ.
Điều khó hiểu là tại sao đối với dự án hàng tỷ USD mà ITACO lại không có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn vốn, để rồi sau khi đã đổ vào tới 250 triệu USD (theo công ty này nói) thì chịu chết, để dự án ‘đắp chiếu’ từ nhiều năm nay?!
Trong bối cảnh hiện tại, việc Chính phủ cho phép bảo lãnh vay vốn đối với ITACO gần như là điều không thể, với hai lý do:
Thứ nhất, nếu ITACO có được cơ chế riêng, thì rất nhiều doanh nghiệp, dự án tư nhân lớn khác cũng theo đó đòi hỏi sự bảo trợ từ Chính phủ, đè gánh nặng lên ngân sách (nếu dự án đổ vỡ), đồng thời khiến các doanh nghiệp lớn có suy nghĩ phụ thuộc vào Chính phủ. Đây là điều tối kỵ trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh bình đẳng mà Đảng và Nhà nước đang hướng tới.
Thứ hai, hiện nay, Chính phủ cũng đang muốn hạn chế bảo lãnh đến mức tối đa có thể, sau làng loạt dự án được bảo lãnh hoạt động không hiệu quả và tỉ lệ nợ công đang lên mức báo động.
Với những phân tích trên, rất khó để ITACO có thể có được ưu đãi riêng trong thời gian tới.
Như vậy, ITACO chỉ còn cách ‘tự thân’ huy động vốn. Tuy nhiên để huy động số tiền lên tới hàng tỷ USD thì khó có tổ chức trong nước nào có đủ khả năng và đủ ‘liều’ để cho ITACO vay.
Tháng 11 năm ngoái, ITACO cho biết đang tích cực đàm phán với các đối tác nước ngoài để lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp thực hiện dự án nhiệt điện Kiên Lương và cảng nước sâu Nam Du.
Đây có thể coi là ‘chiếc phao’ cuối cùng giúp ITACO thu hút vốn cho đại dự án của mình. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là liệu có nhà đầu tư quốc tế nào đủ ‘bản lĩnh’ bỏ ra hàng tỷ USD góp vốn vào một công ty mà tình hình kinh doanh ảm đạm, tài chính cùng dòng tiền thiếu minh bạch hay không?
Xem thêm: Nhập nhèm khoản góp vốn nghìn tỷ của ITA tại nhiệt điện Kiên Lương
Ma trận ‘đối tác chiến lược’ Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy