Theo DealStreetAsia, Pharmacity - chuỗi bán lẻ dược phẩm, vừa bổ nhiệm bà Trần Tuệ Tri làm CEO. Bà Trần Tuệ Tri từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Masan Consumer, Giám đốc Marketing Samsung Việt Nam, Phó Chủ tịch của Unilever Asia & Vietnam, cố vấn cao cấp của Mekong Capital.
Trước đó, Pharmacity đã thay đổi người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Như Nam. Ông Nam là giám đốc quản lý đầu tư tại Tập đoàn SK (Hàn Quốc) - đơn vị hậu thuẫn cho chuỗi dược phẩm này. Theo báo cáo của DealStreetAsia, cuối năm 2021, SK Group đã đầu tư 90 triệu USD vào Pharmacity.
Được thành lập vào năm 2011, Pharmacity phát triển trở thành chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất Việt Nam với hơn 1.100 cửa hàng. Theo kế hoạch đến năm 2025, Pharmacity đặt mục tiêu mở được 5.000 cửa hàng, tương ứng mốc doanh thu 1,5 tỷ USD.
Trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, Pharmacity đang có sự cạnh tranh với hai đối thủ khác. Cuộc đua chiếm lĩnh thị phần ngày càng quyết liệt hơn khi các đại gia này có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và được lãnh đạo bởi các sếp lớn có kinh nghiệm thương trường.
Tại chuỗi nhà thuốc An Khang thuộc Thế Giới Di Động, ông Đoàn Văn Hiểu Em được giao trọng trách phát triển chuỗi nhà thuốc An Khang.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em (Ảnh: D.Anh)
Gia nhập MWG từ tháng 3/2007, ông Hiểu Em đã trải qua những vị trí khác nhau, bắt đầu từ phòng tài chính kế toán, trưởng ngành hàng, Giám đốc ngành hàng điện thoại và sau đó là Giám đốc ngành hàng Điện tử - Viễn thông.
Tháng 9/2018, ông Hiểu Em được bổ nhiệm vào vị trí CEO của công ty con của MWG là Công ty cổ phần Thế Giới Di Động. Từ tháng 4/2019 đến nay, ông được bổ nhiệm là thành viên HĐQT của MWG.
Tính đến cuối năm 2021, MWG đã chính thức nâng tỷ lệ nắm giữ tại An Khang lên 99,9%. Dù bước vào lĩnh vực này năm 2017 và mở rộng chậm hơn so với các đối thủ, từ 178 nhà thuốc, nay hệ thống đã cán mốc 500 cửa hàng trên khắp miền Nam, tiến dần ra cả khu vực miền Trung và Bắc bộ.
Trong khi đó, Dược phẩm FPT Long Châu đang được dẫn dắt bởi bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail).
Bà Nguyễn Bạch Điệp, sinh năm 1972, tốt nghiệp Đại học Mở TP.HCM ngành Quản trị kinh doanh. Bà lần lượt nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại các công ty thuộc FPT. Là người có nhiều kinh nghiệm, bà Điệp dẫn dắt FPT Retail vượt quan nhiều thử thách để phát triển như hiện nay.
Bà Nguyễn Bạch Điệp (Ảnh: FRT)
Tính đến cuối 2021, Long Châu đã mở được 400 cửa hàng. Dự kiến năm nay, chuỗi này mở thêm ít nhất 300 cửa hàng để phủ khắp 63 tỉnh, thành phố. Sau khi có lãi nhẹ trong năm ngoái, Long Châu đặt mục tiêu năm nay tăng mức lợi nhuận lên 50-100 tỷ đồng.
Chiếm thị phần
Theo thống kê, cả nước có khoảng hơn 60.000 nhà thuốc lớn nhỏ. Các chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại với sản phẩm đa dạng và phong cách bán hàng chuyên nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng thị phần trong các năm tới.
Trong đó, Pharmacity đang là chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất Việt Nam về quy mô với 1.093 cửa hàng, Long Châu có 774 cửa hàng và An Khang của Thế giới di động có 591 cửa hàng. Trong đó, Long Châu đang nghiêng về thuốc, còn các đối thủ tập trung vào chăm sóc sức khoẻ và cửa hàng tiện lợi.
Biểu đồ số lượng cửa hàng bán lẻ dược phẩm (Đồ họa: D.Anh)
Tăng trưởng ngành dược (Theo SSI)
Nhu cầu chi tiêu cho dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng nên mỗi chuỗi đều có miếng bánh của riêng mình. Theo ước tính của BMI (công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International), thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2021 tăng trưởng 10% so với năm 2020 và đạt hơn 5 tỷ USD. Giá trị thị trường này dự kiến sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và đạt 7 đến 8 tỷ USD vào năm 2025.
Triển vọng là vậy, nhưng để chiếm thị phần thì các đối thủ phải cạnh tranh gay gắt và chấp nhận “đốt tiền”. Năm 2020, Pharmacity lỗ đến 421 tỷ đồng, gấp đôi con số của năm 2019. Tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 vượt mức 1.000 tỷ đồng.
Trong cuộc đua thị phần các nhà lãnh đạo của hệ thống bán lẻ dược phẩm có những hướng đi riêng. Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Công ty CP Thế giới di động, cho biết: “Việc mở rộng thần tốc là quá trình tất yếu sau thời gian thăm dò thị trường. Tham gia cuộc đua có phần muộn hơn trên thị trường, An Khang chắc chắn sẽ duy trì tốc độ để rút ngắn khoảng cách với các nhà bán lẻ khác”.
Còn về phía Long Châu, bà Nguyễn Bạch Điệp cho hay chuỗi này không chạy đua mở điểm bán ồ ạt mà luôn cân bằng giữ tăng độ phủ với hiệu quả kinh doanh.
Tác giả: Duy Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy