Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. (Nguồn: vietnamfriendship.vn)
Với ghi nhận này, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã trở thành bác sỹ đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở lĩnh vực trên trong 23 năm từ khi có giải thưởng.
Giải thưởng Nikkei châu Á vinh danh những người có thành tựu xuất sắc trong 3 lĩnh vực kinh tế, khoa học và văn hóa. Được trao lần đầu tiên vào năm 1996 nhân kỷ niệm 120 năm thành lập báo Nikkei, hay còn gọi là báo Kinh tế Nhật Bản, Giải thưởng Nikkei châu Á nhằm tôn vinh những cá nhân tập thể mang đầy đủ những tố chất như sự sáng tạo, tính độc lập mang tầm thế giới và có cống hiến tích cực cho sự phát triển và phồn vinh của khu vực châu Á.
Tờ Nikkei nhận định giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã có những những đóng góp to lớn và sáng tạo trong việc tiến hành các ca phẫu thuật nội soi trên trẻ em cũng như đưa những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào phương pháp điều trị cho trẻ em tại Việt Nam.
Giáo sư bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm chụp ảnh chung cùng Thủ tướng Nhật Bản. (Ảnh: Nguồn TSN)
Giáo sư đã phát minh 9 kỹ thuật hoàn toàn mới, phát triển và ứng dụng thành công các kỹ thuật này vào phẫu thuật nội soi cho trẻ em. Cho đến nay, giáo sư Liêm đã tiến hành 500 ca phẫu thuật nội soi dạng này.
Giáo sư cũng tích cực tham gia giảng dạy phẫu thuật nội soi nhi trong nước cũng như nhiều nước trên thế giới như Myanmar, Ấn Độ, Italy và Hà Lan.
Từ năm 2004, giáo sư Liêm cũng là người đi tiên phong trong lĩnh vực ghép tế bào gốc tại Việt Nam với các trường hợp bại não, tự kỷ, ghép xương, sơ gan và đạt được những kết quả rất tích cực.
Ủy ban bình chọn giải thưởng châu Á Nikkei lần thứ 23 do Chủ tịch danh dự Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Nippon Keidanren) Fujio Mitarai làm Chủ tịch cũng chọn Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường công cộng (Trung Quốc) Ma Jun để trao giải thưởng trong lĩnh vực sáng tạo kinh tế.
Ông Ma Jun đứng đầu một tổ chức phi chính phủ cung cấp các dữ liệu ô nhiễm môi trường trực tuyến, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy chính quyền các địa phương và các doanh nghiệp tại Trung Quốc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, giải thưởng trong lĩnh vực văn hóa-xã hội thuộc về tiến sỹ Bindeshwar Pathak, người sáng lập Tổ chức dịch vụ công quốc tế Sulabh (Ấn Độ), với những đóng góp trong việc xây dựng nhà vệ sinh xả nước trên khắp Ấn Độ, góp phần cải thiện vệ sinh, bảo đảm an toàn cho phụ nữ và giải phóng sức người khỏi việc dọn dẹp chất thải.
Theo Vietnamplus
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy