Tin liên quan
Ảnh minh họa
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa bác bỏ Đề án thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách của Công ty TNHH Uber Việt Nam theo hợp đồng vận tải hành khách của cty này.
Lí do Bộ GTVT đưa ra là do Công ty TNHH Uber Việt Nam xây dựng và đề xuất Bộ GTVT phê duyệt đề án thí điểm dựa trên ủy quyền của Công ty Uber BV không đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của Công ty Uber BV trong việc thực hiện Đề án.
Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Uber Việt Nam chỉ bao gồm “hoạt động tư vấn quản lý” và “nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận”, không liên quan đến hoạt động được ủy quyền là dịch vụ vận tải hành khách.
Thêm nữa, việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử thay cho hợp đồng vận tải hành khách bằng giấy cần được Đề án thí điểm bổ sung mô tả và phân tích chi tiết nội dung và quy trình giao kết họp đồng và phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật hiện hành.
Đề án hiện tại cũng chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của Công ty Uber BV trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại của khách hàng.
Đó là chưa kể thời gian qua, theo báo cáo của Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh và Sở GTVT Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra và xử lý nhiều xe hợp đồng, xe ô tô cá nhân (không có giấy phép kinh doanh vận tải và chưa được cấp phù hiệu) sử dụng phần mềm của Uber để kinh doanh vận tải hành khách (chở khách có thu tiền) không đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy là sau gần 3 năm thâm nhập thị trường Việt Nam (tháng 6.2014), đến nay Uber Việt Nam vẫn loay hoay với thủ tục giấy tờ. Trong khi đó, nhìn sang “ông bạn” đối trọng là Grab taxi dù chỉ xuất hiện trước 4 tháng nhưng đến nay đã rất lớn mạnh.
Nếu như đề án của Uber năm lần bảy lượt bị trả về thì chỉ chưa đến 2 năm Grab đã được phê duyệt đề án GrabCar tại 5 tỉnh thành thành và dần đi vào kinh doanh ổn định.
Nguyên nhân là do trong khi Uber nhất quyết không chịu thành lập công ty tại Việt Nam thì Grab đã có pháp nhân tại Việt Nam, đã đóng thuế, sử dụng xe có biển hiệu, biển số... Grab đã nghiên cứu rất kỹ thị trường Việt Nam và hoàn thiện tính pháp lý của mình nhanh hơn hẳn đối thủ.
Về marketing, trong khi Uber luôn tìm cách phình to đội ngũ thì Gab khôn khéo hơn, tìm cách gắn việc kinh doanh với thực hiện trách nhiệm xã hội, thông qua các thí điểm áp dụng công nghệ thông tin để cải thiện tình trạng giao thông tại Việt Nam.
Giá rẻ tưởng như là ưu điểm của Uber nhưng cuối cùng lại chính là “con dao hai lưỡi” khiến hãng này mất điểm so với Grab mặc dù sau các chiến dịch khuyến mãi, giá Grab hiện nay đã ngang ngửa với taxi truyền thống. Trong cuộc cạnh tranh giá cả, Uber thua ở chỗ khiến hãng này lỗ nặng trước khi kịp lớn mạnh, khiến lái xe thất vọng vì sự lái xe không công sau khi hết các khoản thưởng…
Đó là câu chuyện cạnh tranh trong kinh doanh giữa hai “ông lớn” taxi công nghệ. Còn với người tiêu dùng, bên ngoài sự cạnh tranh giá cả thì chất lượng dịch vụ, sự chuyên nghiệp trong phục vụ mới là cái khiến họ giữ mãi sự trung thành.
M.Minh
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy