Tin liên quan
Trong phiên giao dịch sáng, đúng như nhận định của một số chuyên gia chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trở lại, cùng với đó là nhóm cổ phiếu dầu khí có phản ứng tích cực với giá dầu, giúp thị trường hồi phục trở lại. Tuy nhiên, lực cầu yếu, trong khi lực chờ bán vẫn luôn rình rập khiến 2 chỉ số chính không thể bứt hẳn.
Bước vào phiên giao dịch chiều, trong khi lực bán vẫn được duy trì, còn lực mua tỏ ra dè dặt khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều. Càng về cuối phiên, đà giảm càng mạnh và nhiều nhiều đã nghĩ tới kịch bản xấu cho thị trường khi bước vào đợt ATC. Tuy nhiên, bước vào đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa, lực mua đỡ giá được tung vào, giúp cả 2 chỉ số chính hãm bớt đà giảm.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index giảm 0,57%, xuống 571,51 điểm với số mã giảm giá gấp gần 2 lần so với số mã tăng. Tương tự, VN30-Index cũng mất 0,5%, xuống 611,64 điểm khi chỉ có 7 mã tăng, trong khi có tới 18 mã giảm. HNX-Index có mức giảm nhẹ hơn khi chỉ mất 0,11%, xuống 85,26 điểm, trong khi HNX30-Index có mức giảm 0,41%, xuống 166,38 điểm.
Thanh khoản phiên hôm nay trên 2 sàn giảm hơn 20% so với phiên cuối tuần trước khi chỉ có 129,65 triệu đơn vị, giá trị 2.130 tỷ đồng. Trong đó, tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 88,38 triệu đơn vị, giá trị 1.499,5 tỷ đồng, thấp nhất hơn 1 tuần.
Cho dù nhóm ngân hàng đã trở lại với sắc xanh xuất hiện ở BID, CTG, STB, EIB trên HOSE, hay ACB, NVB trên HNX, nhưng nhóm này không đủ sức dẫn dắt thị trường như trong tuần trước đó khi đà tăng rất thấp, nhất là mã vốn hóa lớn nhất trong nhóm này là VCB giảm mạnh 900 đồng (-2,48%), trong khi đa số mã còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Phiên hôm nay cũng chứng kiến phản ứng tích cực của nhóm cổ phiếu dầu khí với giá dầu thô thế giới. Trong phiên hôm nay, giá dầu thô hồi phục gần 2%, giúp PVD duy trì sắc xanh và chốt phiên tăng 0,81%, lên 62.500 đồng, tuy nhiên, GAS vẫn chịu áp lực chốt lời sau chuỗi tăng ấn tượng cuối tuần trước đó và đầu tuần vừa qua. Trong phiên hôm nay, GAS giảm gàn 1,3%, xuống 76.500 đồng.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán dù cũng được đánh giá sẽ có kết quả kinh doanh khả quan, nhưng cũng không duy trì đà tăng khi lực cầu khá yếu. Trong nhóm này, trên HOSE chỉ có mỗi AGR đi ngược xu hướng tăng trần lên 6.700 đồng sau thông tin kết quả kinh doanh đột biến, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, AGR cũng không quá hấp dẫn khi chỉ được khớp hơn 0,8 triệu đơn vị và còn dư bán. Tương tự là nhóm bất động sản cũng có sự phân hóa.
Nhóm cổ phiếu thị trường như FLC, HQC, ITA, KBC, DLG, VHG cũng không thể hiện được sự hấp dẫn của mình như kỳ vọng của các công ty chứng khoán khi đa số đều giảm điểm với thanh khoản không lớn. Trong đó, FLC được khớp hơn 7,26 triệu đơn vị, ITA được khớp hơn 4,36 triệu đơn vị, VHG được khớp 4,39 triệu đơn vị…
Cổ phiếu có sắc tím đậm nhất trong phiên hôm nay là TSC khi đây là mã duy nhất trên HOSE còn dư mua giá trần.
Tương tự trên HNX, các mã có tính đầu cơ trên HNX cũng đồng loạt giảm giá khi bên nắm giữ tiền mặt tỏ ra thận trọng. KLF giảm 1,71%, SCR giảm 2,17%, PVX, SHB đứng giá. Trong đó, mã dẫn đầu thanh khoản là KLF được khớp hơn 7,8 triệu đơn vị, SCR được khớp 3,69 triệu đơn vị, còn lại đều được khớp dưới 3 triệu đơn vị.
Nhóm dầu khí trên sàn HNX không thể tăng giá theo đà tăng của giá dầu thế giới. Trong đó, PVS với lực cung ngoại lớn, có thời điểm xuống mức giá sàn 25.500 đồng, trước khi đóng cửa giảm nhẹ 1,06%. Biên động dao động trong phiên của PVS khá lớn, hơn 13%.
Khối ngoại hôm nay bán ròng khá mạnh trên HNX với giá trị bán ròng gần 120 tỷ đồng. Trong khi đó, trên HOSE, khối này vẫn duy trì mua ròng nhẹ 43,3 tỷ đồng.
Dường như, sau thời gian hơn 2 tuần bùng nổ, thị trường cần có thời gian nghỉ ngơi để sức trước khi trở lại chinh phục các đỉnh cao mới. Thông tư 36 dù được đánh giá là đã phản ánh hết vào thị trường, nhưng rõ ràng, ảnh hưởng của thông tư này vẫn còn rất lớn. Nếu không có dòng tiền lớn bù đắp kịp thời khi Thông tư 36 có hiệu lực (ngày 1/2/2015), rất khó để thị trường có những đợt sóng lớn như trong năm 2014.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy