Tin liên quan
VN-Index rơi trở lại
Những tưởng sự thăng hoa đầy bất ngờ trong phiên giao dịch hôm qua sẽ khởi đầu một chu kỳ hồi phục đầy lạc quan cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, xét một cách thấu đáo thì sức bật đột xuất trên rõ ràng là chỉ mang tính chất nhất thời, bởi ngoài tín hiệu hỗ trợ ít ỏi đến từ một thông điệp phần nhiều mang tính trấn an của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì thực tế, xung lực đẩy đà cho thị trường vẫn hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Và khi một ngày dài qua đi, khi các mã đã thỏa thuê đua nhau xanh điểm, tím trần và yếu tố kích thích duy nhất nguội dần thì… việc thị trường đảo đầu, đỏ điểm chắc chắn sẽ là một kịch bản khó tránh. Đặc biệt là giá dầu thế giới, sau phiên nhích nhẹ đột ngột đã nhanh chóng cạn lực và tiếp tục rơi sâu.
Kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu (19/12), VN-Index chốt ở 523,45 điểm, giảm 5,36 điểm (-1,01%), khối lượng giao dịch nở rộ tới 180,822 triệu đơn vị (thỏa thuận: 9,603 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 3.672 tỷ đồng.
Trên toàn sàn có tổng cộng 62 mã tăng giá, 170 mã giảm giá và 43 mã đứng giá.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng lùi về 81,32 điểm, giảm sâu 1,38 điểm (-1,67%), khối lượng giao dịch đạt 65,781 triệu đơn vị (thỏa thuận: 5,299 triệu đơn vị), tương ứng giá trị 810,534 tỷ đồng.
Trên toàn sàn có tổng cộng 18 mã tăng giá, 95 mã giảm giá, 252 mã đứng giá.
Quan sát trên các con số thống kê, có lẽ điều ấn tượng nhất chính là con số thanh khoản”khủng” của HOSE, 3.673 tỷ đồng, nên nhớ, cả phiên hôm qua, tổng cộng giao dịch cả 2 sàn chỉ ngót ngét con số 2.800 tỷ đồng. Tìm hiểu kỹ hơn, thấy rõ sức thanh khoản của 2 sàn chịu một công đóng góp rất đáng kể từ hai trụ VN30 và HNX30. Cụ thể, với giá trị giao dịch 2.864,153 tỷ đồng, 30 mã trụ cột ở VN30 đã góp tới 78% giá trị khớp lệnh của cả sàn HOSE với số lượng tổng cộng 275 mã. Tương tự, trên HNX, thanh khoản của 30 mã trong rổ HNX30 cũng đã chiếm tỷ trọng tới 79% giá trị giao dịch 810,543 tỷ đồng của cả 248 mã toàn HNX.
Ngoài việc thanh khoản “tụ đặc” về trụ, phiên giao dịch hôm nay, vụng đỏ cũng đã loang rộng khắp sàn.
Sắc xanh thắm, thậm chí tím trần đã tắt lịm hoàn toàn. Trong rổ VN30 chỉ có vỏn vẹn 4 mã tăng nhưng lại có tới 22 mã giảm, trong đó có 3 mã sạt sàn. Cụ thể, trong khi IJC (+0,2), KDC (+0,1), PGD (+0,1), PVD (+2,5) thắm xanh vui vẻ thì BVH (-2,3), VCB (-2,1), VSH (-0,9) lại đóng cửa không thể buồn hơn với màu xanh mắt mèo thê thảm. Các “ông lớn” còn lại trong rổ cũng ngậm ngùi chốt phiên với một màu màu đỏ rực: MSN (-1,5), DRC (-2,6), SSI (-1,4), VIC (-0,1), FPT (-0,6), STB (-0,1)…
Mặc dù giảm điểm nhưng phiên cuối tuần này cũng là một ngày rất đáng nhớ của SSI và STB khi khối lượng giao dịch của 2 mã đã leo tới những con số khổng lồ tới hơn 20 triệu đơn vị, tương ứng giá trị bùng nổ 631,28 và 463,28 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các mã đầu cơ khác cũng ghi nhận một sức giao dịch rất ấn tượng: FLC (16,285 triệu đơn vị, 168,288 tỷ đồng), ITA (9,715 triệu đơn vị, 75,207 tỷ đồng), OGC (5,708 triệu đơn vị, 44,270 tỷ đồng). 5 mã kể trên cũng là 5 mã có KLGD lớn nhất trên sàn Tp.HCM.
Trên HNX, KLF vẫn là mã tâm điểm với 15,609 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 187,794 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản lớn cũng không sao che khuất được một phiên giao dịch buồn sân thẳm ở KLF khi mà mã ngôi sao này đã rơi một mạch 1,2 điểm sạt sàn ở 11.700 đồng/cổ phiếu trước một áp lực bán tháo rất lớn. Xếp sau KLF trong nhóm các cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn Hà Nội, vẫn là những cái tên quen: SHB (7,6 triệu đơn vị, 60,6 tỷ đồng), PVS (5,78 triệu đơn vị, 151,8 tỷ đồng), SCR (3,37 triệu đơn vị, 31,6 tỷ đồng).
Các cổ phiếu dầu khí, người hùng của phiên hôm qua nhưng cũng là tội đồ của nhiều phiên trước đó đã không còn duy trì được sức tăng đến thần kỳ hôm trước khi đã đảo màu đỏ điểm rất nhiều: PVS (-0,6), PVB (-0,4), PGS (-0,2), PLC (-0,6), PET (-0,3), PPC (-0,3). Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, phiên giao dịch cuối tuần cũng có thể được gọi là một ngày tương đối vui của các mã dầu khí, khi mà hầu hết các ông lớn của nhóm vẫn tiếp tục duy trì một đà xanh sáng: PVD (+2,5), PVE (+0,6), GAS (+2,0).
Dẫu vậy, đà kéo của 2 đầu tàu dầu khí PVD, GAS cũng không tài nào kham nổi sức trĩu nặng giảm sâu ở hàng loạt nhóm chứng khoán ngân hàng, chứng khoán, bất động sản…
Phiên giao dịch cuối tuần cũng chứng kiến một sức hoạt động tưng bừng từ khối ngoại khi mà hôm nay cũng là ngày mà các quỹ ETF sẽ hoàn tất việc cơ cấu danh mục. Tuy nhiên, hoạt động của các quỹ này chủ yếu là bán nhiều hơn mua khi tỷ trọng phân bổ vốn tại thị trường Việt Nam hiện đang cao hơn mức cho phép khoảng 70%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sức ép lên thị trường . Tính chung toàn phiên, khối ngoại đã bán ròng tới 27,59 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 246 tỷ đồng. Cụ thể, các nhà đầu tư chỉ mua vào 45,238 triệu đơn vị nhưng lại bán ra tới 72,826 triệu đơn vị. Và sức hoạt động của khối này cũng lý giải tại sao thanh khoản thị trường lại đạt cao đến vậy.
N.G
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy