Tin liên quan
Dù chịu áp lực bán cũng khá lớn, nhưng với thông tin sắp mua vào 10 triệu cổ phiếu quỹ với giá tối đa 100.000 đồng/CP, GAS vẫn duy trì sắc xanh khá tốt trong cả phiên. Trong khi đó, sau khi bỏ được áp lực cung từ các quỹ ETFs và thông tin vừa thâu tóm thành công Sài Gòn Nutri Food, để nhảy vào lĩnh vực thịt chế biến sẵn, vốn đang rất tiềm năng, MSN cũng có được sự chắc chắn của mình khi đóng cửa tăng 2,53%.
Tuy nhiên, dù là các mã có ảnh hưởng lớn tới VN-Index, nhưng trước áp lực bán diễn ra trên diện rộng, số mã giảm giá có lúc nhiều gấp hơn 4 lần số mã tăng giá, GAS và MSN không thể giúp VN-Index tránh khỏi phiên giảm khá mạnh ngay đầu tuần. Dù vậy, nhờ những “má phanh” này, mốc hỗ trợ tâm lý 570 điểm đã không bị xuyên thủng.
Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực bán gia tăng đồng loạt, khiến đà giảm của VN-Index được nới rộng dần và càng về cuối phiên càng mạnh hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích, nhờ sự hỗ trợ của GAS và MSN, cũng như lực cung được tiết giảm bớt trong đợt ATC, VN-Index đã thoát khỏi mức điểm thấp nhất trong ngày.
Diễn biến của HNX-Index cũng tương tự VN-Index khi đà giảm được nới rộng dần trong phiên chiều, các mã lớn có tính dẫn dắt thị trường trên sàn này như KLF, FIT, SHB, PVX, VCG, PVC, PVS cũng lần lượt rơi rụng. Dù HNX-Index cũng thoát được mức thấp nhất ngày, nhưng ngưỡng hỗ trợ 84,5 điểm đã bị xuyên thủng, thậm chí, chỉ số này còn xuống dưới ngưỡng 84 điểm.
Kết thúc phiên đầu tuần, VN-Index giảm 4,55 điểm (-0,79%), xuống 570,89 điểm. Độ rộng của thị trường rất rộng theo hướng tiêu cực khi số mã giảm giá gấp hơn 2,5 lần số mã tăng giá (162 mã giảm so với 63 mã tăng), thậm chí có lúc số mã giảm nhiều gấp hơn 4 lần số mã tăng. Thanh khoản được duy trì ở mức trung bình với 99,55 triệu đơn vị, giá trị 1.893,53 tỷ đồng được chuyển nhượng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 5 triệu đơn vị, giá trị 167,5 tỷ đồng.
HNX-Index còn giảm mạnh hơn khi mất 1,19 điểm (-1,4%), xuống 83,94 điểm với 143 mã giảm, trong khi chỉ có 56 mã tăng. Tổng khối lượng khớp là 47,66 triệu đơn vị, giá trị 600,48 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn, hơn 8,3 triệu đơn vị, giá trị 76,5 tỷ đồng.
Nhóm VN30 và HNX30 đều rơi mạnh, góp phần đẩy thị trường giảm sâu trong phiên hôm nay. Trong đó, nhóm VN30 chỉ còn 3 sắc xanh, trong khi có tới 22 mã giảm, trong khi HNX30 tiêu cực hơn khi không có nổi mã nào tăng, trong khi có tới 27 mã giảm. VN30 giảm gần 1%, trong khi HNX30-Index giảm gần 2%.
Trong khi GAS duy trì được đà tăng nhẹ với thông tin mua cổ phiếu quỹ, thì PVD vẫn không đủ sức để có được sắc xanh sau chuỗi giảm liên tiếp. Chốt phiên hôm nay, PVD giảm 2%, xuống 49.000 đồng và là mức giá thấp nhất ngày, dù phiên sáng có lúc lên 51.000 đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không còn mã nào giữ được sắc xanh, tích cực nhất là STB cũng may mắn giữ được giá tham chiếu.
Trong khi đó, KDC và KBC tiếp tục giảm sâu hơn trong phiên chiều với mức giảm 3,13% và 2,94%.
Tương tự, áp lực bán lớn cũng khiến FLC giảm khá mạnh, có lúc về sát mức giá sàn trước khi đóng cửa ở mức 11.700 đồng, giảm 4,88% với 23 triệu đơn vị được khớp.
HAI cũng giảm trở lại với mức giảm 4,14%, xuống 13.900 đồng với 1,34 triệu đơn vị được khớp. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong ngày của mã này.
Trong khi đó, TSC lại duy trì sắc tím rất tốt và đóng cửa còn dư mua giá trần gần 250.000 đơn vị.
Trên HNX, giao dịch cũng diễn ra tích cực hơn trong phiên chiều, nhưng chủ yếu là do bên bán mất kiên nhẫn là chủ yếu, trong khi lực cầu bắt đáy không xuất hiện nhiều. Các mã lớn, dẫn dắt thị trường đều giảm đồng loạt. Trong đó, KLF giảm 2,73%, xuống mức thấp nhất ngày 10.700 đồng với 9,7 triệu đơn vị được khớp, FIT cũng không còn giữ được sắc xanh khi giảm 0,5%, xuống 19.100 đồng với 4,9 triệu đơn vị được khớp. Các mã đáng chú ý khác như SHB, PVS, PVX, PVC, VCG, nhóm chứng khoán, bất động sản cũng đồng loạt bị nhuộm đỏ.
Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, thị trường sẽ bùng nổ trong phiên chiều sau thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô khi Bloomberg đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, điểm nghẽn cơ bản khiến chứng khoán Việt Nam trong xu hướng giảm với thanh khoản thấp chính là dòng tiền vào thị trường đang bị siết lại với Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước và sắp tới là Thông tư thay thế Thông tư 210 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, hoạt động IPO cũng đang diễn ra giá rầm rộ, cùng hoạt động phát hành tăng vốn lớn của nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng được đánh giá sẽ hút khá nhiều tiền khỏi thị trường và tạo nỗi lo về bội cung.
Chừng nào dòng tiền cho thị trường chưa được khơi thông trở lại, chừng đó khó có kỳ vọng chứng khoán sẽ tạo sóng như năm 2014. Còn nếu có những con sóng xuất hiện, thì cũng sẽ “sớm nở, tối tàn” như hiện nay, trừ khi có sự đột biến, như quyết định nới room được ban hành.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy