Tin liên quan
Bước vào phiên giao dịch chiều, VN-Index có dấu hiệu hồi phục sau thông tin giá xăng, dầu lần thứ 2 trong nửa tháng giảm giá. Ngoài ra, thị trường cũng nhận được thông tin tích cực về việc Việt Nam đã đàm phán xong Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU và trước đó là đàm phán xong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ, dù hiệp định chung của 12 quốc gia chưa đi đến hồi kết.
Tưởng chừng các thông tin này sẽ giúp VN-Index tịnh tiến dần về tham chiếu và sẽ có phiên tăng điểm đầu tiên trong tuần. Tuy nhiên, sự kỳ vọng này chỉ tồn tại gần 1 tiếng đồng hồ trước khi lực bán ồ ạt xảy ra tại các mã lớn như MSN, VCB, BID, CTG, BVH, sau đó lan sang VNM, dù rất nỗ lực rất lớn của một số bluechip khác như nhóm chứng khoán, KDC, FPT, EIB, MBB, HPG, cùng các mã nhỏ và vừa, nhưng dường như ý định đẩy VN-Index xuống sâu hơn nữa, thậm chí là xuyên qua mốc 600 điểm vẫn được một số “tay to” quyết thực hiện bằng được.
Vì vậy, một lần nữa, lực bán mạnh lại được tung tra trong đợt ATC, khiến các mã lớn đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, kéo VN-Index cũng xuống mức điểm thấp nhất ngày. Nếu không có lực mua bắt đáy, nhiều mã lớn đã đóng cửa ở mức sàn và VN-Index không thể giữ được mốc điểm tâm lý quan trọng 600 điểm.
Kết thúc phiên 4/8, VN-Index giảm 8,71 điểm (-1,43%), xuống 600,76 điểm. Độ rộng của thị trường nghiêng về sắc xanh với 108 mã tăng, trong khi sắc đỏ là 98 mã. Tổng khối lượng giao dịch đạt 83,58 triệu đơn vị, giá trị 1.642,58 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,46 triệu đơn vị, giá trị 153,6 tỷ đồng.
Không có nhiều biến động như HOSE, diễn biến trên HNX lại khá bình lặng khi HNX-Index giằng co quanh tham chiếu, nhưng chốt phiên cũng với sắc đỏ, dù mức giảm nhẹ hơn nhiều so với VN-Index.
Cụ thể, HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,17%), xuống 83,17 điểm với 105 mã tăng, trong khi chỉ có 70 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 39 triệu đơn vị, giá trị 469,78 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2 triệu đơn vị, giá trị 17,7 tỷ đồng.
Như đà đề cập ở trên, việc thị trường chịu phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp trong tuần chính là do nhóm cổ phiếu lớn bị bán mạnh và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Trong đó, có thể kể đến như VCB giảm 3,97%, xuống 46.000 đồng, BID giảm 4,82%, xuống 23.700 đồng, CTG giảm 1,36%, xuống 21.800 đồng, BVH giảm 5,93%, xuống 46.000 đồng, MSN giảm 5,06%, xuống 84.500 đồng, VNM giảm 1,68%, xuống 117.000 đồng. Trong đó, thanh khoản tại BID tốt nhất với hơn 3 triệu đơn vị được khớp, tiếp đến là CTG với gần 1,9 triệu đơn vị được khớp.
Trong khi đó, dù thông tin tích cực về FTA Việt Nam – EU, được đánh giá là sẽ có lợi cho doanh nghiệp thủy sản, nhưng cổ phiếu HVG, đại gia trong ngành này vẫn giảm 3,43%, xuống 19.700 đồng sau khi giảm sàn phiên đầu tuần. NAV đóng cửa ở mức sàn 7.700 đồng với 1.010 đơn vị được khớp, trong đó chỉ có 1 lô được khớp ở giá sàn trong đợt ATC. Trong khi ASM lại duy trì đà tăng với mức tăng 3,22% trong phiên hôm nay, lên 9.600 đồng với gần 1,9 triệu đơn vị được khớp.
Tương tự, nhóm dệt may cũng tiếp tục giảm trong phiên hôm nay với việc TCM giảm 2,41%, xuống 36.500 với 1,62 triệu đơn vị được khớp, KMR giảm 5,09%, xuống 5.600 đồng với 1,75 triệu đơn vị được khớp…
Trong khi đó, nhóm chứng khoán đã trở lại khá tốt với cả 4 mã niêm yết trên HOSE là SSI, HCM, AGR và BSI đều đóng cửa với sắc xanh, trong đó HCM tăng tốt nhất với mức gần 2%, trong khi thanh khoản tốt nhất thuộc về SSI với 3,64 triệu đơn vị được khớp.
Ngoài nhóm chứng khoán, thì một số mã bluechip khác như KDC, HPG, FPT cũng góp phần giúp VN-Index không để mất mốc 600 điểm trong phiên hôm nay.
OGC đã không còn giữ được mức thanh khoản tốt như thường lệ khi chỉ có hơn nửa triệu đơn vị được khớp. Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn duy trì mức giá như phiên sáng.
Trên HNX, điều đột biến đã đến với KVC khi tưởng chừng mã này sẽ tiếp tục có phiên giảm sàn tiếp theo, thì lực mua bất ngờ tăng mạnh trong phiên chiều, hấp thụ toàn bộ lượng dư bán sàn còn lại của phiên sáng, đẩy KVC lên mức giá cao nhất ngày 23.700 đồng, trước khi đóng cửa ở mức 23.600 đồng, tăng 0,85%.
Nhóm dầu khí có sự phân hóa, nhưng không mạnh, PVC, PVE, PVG giảm nhẹ 1 bước giá, PVS đứng ở tham chiếu, trong khi PVB tăng 1,62%. Nhóm chứng khoán cũng duy trì được sắc xanh, nhưng chủ yếu là tăng 1 bước giá.
Trong khi đó, nhóm dẫn dắt dòng tiền như PVX, KFL, FIT đều đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng mức giảm không lớn, trong khi SCR, SHB giữ ở mức tham chiếu.
Với việc ép giá các mã lớn, thì việc VN-Index lùi về vùng 580-600 điểm như dự báo của một số công ty chứng khoán, thậm chí là thấp hơn là điều rất dễ xảy ra.
Đây được xem là vùng giá để tích lũy tốt của nhiều người, tuy nhiên do tâm lý nhà đầu tư hiện đã rất vững vàng, nên việc rung thị trường bằng các mã lớn đã không làm cho các mã nhỏ lao theo như dự đoán.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy