Tin liên quan
Chứng khoán thế giới trong phiên đầu tuần đã trải qua những sóng gió nhất định với dữ liệu kinh tế bi quan của Nhật Bản. Tuy nhiên, ngoại trừ chứng khoán châu Á, chứng khoán Âu, Mỹ đều đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời để đóng cửa trong sắc xanh.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khác với sự thận trọng vốn có, thị trường lại sôi động ngay từ đầu phiên. Đúng như nhận định của một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư đã bắt đầu chuyển hướng sang các cổ phiểu nhỏ, giúp nhóm này duy trì đà tăng tốt, trong khi các mã lớn vẫn ì ạch, khiến VN-Index vẫn diễn ra xu thế lình xình như gần 1 tháng nay.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0,07 điểm (-0,01%), đứng ở mức 600,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,36 triệu đơn vị, giá trị 88,68 tỷ đồng, chỉ yếu đến từ giao dịch khớp lệnh, cao hơn nhiều so với đợt 1 những phiên trước.
Tương tự, HNX-Index cũng có sắc đỏ nhạt ngay khi bước vào phiên sáng nay và đà giảm sau đó nới rộng dần, đẩy chỉ số này lùi về gần 90,6 điểm trước khi bật trở lại cùng với đà hồi phục trên HOSE.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục của sàn HOSE, VN-Index nhanh chóng chuyển sắc xanh khi nhiều cổ phiếu nhỏ tăng mạnh, trong đó nhiều mã đã sớm chạm mức trần. Tuy nhiên, hỗ trợ chính cho VN-Index tăng điểm là GAS khi mã này có được mức tăng nhẹ 1 bước giá, cùng với đó là VCB và CTG. Dù vậy, lực bán vẫn khá cao, trong khi bên mua cũng không quá vội vã, chỉ chờ mua ở mức giá thấp, khiến diễn biến thị trường sau đó diễn ra tương đối chậm, VN-Index cũng chỉ lình xình sát mốc tham chiếu.
Trong khi đó, HNX-Index sau khi được kéo lại mốc tham chiếu cũng đang có dấu hiệu đi xuống phần lớn các mã dẫn dắt đều đang giao dịch trong sắc đỏ.
Cả 2 sàn sau đó giữ được nhịp giao dịch đều, nhưng phần thắng nghiên về bên bán, nên VN-Index quay đầu giảm điểm, trong khi HNX-Index cũng không thể ngược lại được mốc tham chiếu.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0,74 điểm (-0,12%), xuống 600,19 điểm với 88 mã tăng, trong khi có tới 104 mã giảm. VN30-Index cũng giảm 1,62 điểm (-0,25%), xuống 635,59 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch sáng nay đạt 78,92 triệu đơn vị, giá trị 1.536,74 tỷ đồng, tăng mạnh gần 30% về lượng và hơn 47% về giá trị so với phiên sáng qua. Tuy nhiên, sáng nay, thỏa thuận cũng đóng góp lớn với 7,79 triệu đơn vị, giá trị 289,6 tỷ đồng, gấp 2 lần về khối lượng và hơn 4 lần về giá trị. Sáng nay, thỏa thuận lớn đến chủ yếu từ KDC và MBB, trong đó, KDC được sang tên gần 4,14 triệu đơn vị, giá trị 231,45 tỷ đồng, còn MBB được chuyển nhượng gần 2,32 triệu đơn vị, giá trị 28,5 tỷ đồng.
Tương tự trên HOSE, cả 2 chỉ số chính trên HNX đều giảm điểm, trong đó, HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,19%), xuống 90,69 điểm với 65 mã tăng, 95 mã giảm và HNX30-Index giảm 0,22 điểm (-0,12%), xuống 184,89 điểm với 5 mã tăng, 14 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,18 triệu đơn vị, giá trị 557,74 tỷ đồng, tương đương với phiên giao dịch sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn với 1,4 triệu đơn vị, giá trị 11,6 tỷ đồng.
Nhóm bất động sản trên HOSE sau 30 phút đầu lắng dịu, đã bắt đầu thu hút dòng tiền nhập cuộc, nhưng không quá sôi động và mức biến động giá không lớn.
Kết thúc phiên, FLF giảm 100 đồng, xuống 12.100 đồng với 10,6 triệu đơn vị được khớp. Trong khi ITA và KBC đứng ở tham chiếu với tổng khớp hơn 3,16 triệu đơn vị và gần 2,6 triệu đơn vị. HQC cũng giảm nhẹ 100 đồng với thanh khoản sụt giảm một cách đột ngột khi chỉ có hơn nửa triệu đơn vị được khớp.
Trong nhóm bất động sản nóng phiên đầu tuần, DRH, LGL vẫn duy trì được đà tăng trần, cùng sắc tím gượng gạo của KAC, VNI. Trong khi đó, HAR, NVT, PPI đã hạ nhiệt đáng kể, nhất là NVT và HAR, trong đó, HAR được khớp 2,5 triệu đơn vị.
VHG vẫn thu hút mạnh dòng tiền và dù không có được sắc tím như phiên hôm qua. Kết thúc phiên, VHG tăng 1.000 đồng (+5,75%), lên 18.400 đồng với 4,21 triệu đơn vị được khớp.
OGC cũng đang có giao dịch sôi động, nhưng cũng chỉ dao động quanh tham chiếu và đóng cửa với mức tăng 100 đồng, lên 9.400 đồng với 3,71 triệu đơn vị được khớp.
Các mã tăng nóng thời gian qua tiếp tục giữ được nhiệt như DCL, DQC, SBC, RAL, trong khi HAI đã quay đầu giảm giá, còn TSC chỉ còn có mức tăng nhẹ. Với mức tăng như hiện nay, CTCP Bia Sài Gòn Bình Tây khó mà chào mua thành công cổ phiếu SBC khi công ty này chỉ đưa ra mức giá 11.500 đồng/cổ phiếu, trong khi hiện SBC đã có giá 18.700 đồng.
Cổ phiếu DLG sau thông tin Quỹ GEM bắt đầu mua cổ phiếu cũng không có tác động nhiều, do cách mua của các nhà đầu tư này rất khôn ngoan, giống như trường hợp quỹ này mua FLC trước đây, không gây biến động lớn về giá. Trong phiên mua vào 2 triệu cổ phiếu DLG hôm qua, GEM cũng chỉ mua thỏa thuận ở giá sàn, vì vậy, mức giá dao động trên sàn của DLG chưa có đột biến.
Sau khi tăng 400 đồng (+3,22%) trong phiên hôm qua, sáng nay DLG quay đầu giảm 100 đồng, xuống 12.700 đồng với hơn 1,5 triệu đơn vị được khớp.
Trên HNX, KLF cũng không còn “làm mưa, làm bão” như mấy phiên vừa qua. Dù vậy, mã này vẫn đang đứng đầu về thanh khoản trên HNX với tổng khớp 9,84 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 100 đồng (-0,65%), xuống 15.400 đồng, sau khi tăng mạnh hơn 9% trong phiên chiều qua.
Sau KLF là PVX với 2,61 triệu đơn vị được khớp, mã này cũng chỉ quẩn quanh mốc tham chiếu, chưa xác định rõ xu hướng của mình, dù thông tin tốt đã được công bố.
Ngoài KLF, FIT, PVS, cũng đang giảm nhẹ 1 bước giá, trong khi PVC có mức tăng 300 đồng (+0,86%), lên 35.100 đồng, hỗ trợ phần nào cho HNX-Index không giảm sâu.
Nhóm chứng khoán cũng chủ yếu chìm trong sắc đỏ, trong đó VIX thậm chí còn dư bán giá sàn. Trong khi đó, các mã nhỏ khác trên HNX có mức tăng tốt như S12, TNG, VNF, HNM, PHC, ITQ, CVN, PPE.
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy