Dòng sự kiện:
Bản tin chứng khoán sáng 22/1: Mong ước kỷ niệm xưa
22/01/2015 14:47:41
Diễn biến thị trường trong 2 tuần qua khác xa so với cách đây 1 năm, khi thị trường có chuỗi phiên bùng nổ liên tiếp trong tháng cuối cùng trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán.

Tin liên quan

Thông tin giá xăng điều chỉnh giảm khá mạnh tới 1.900 đồng/lít được công bố vào cuối phiên hôm qua đã hỗ trợ tích cực, giúp thị trường mở cửa với sắc xanh sau khi có phiên điều chỉnh giảm nhẹ trước đó.

Tuy nhiên, lực cầu dường như vẫn chờ đợt bên bán mất kiên nhẫn và chỉ tham gia khi thị trường xuống ở những cùng giá thấp khiến dòng tiền vào thị trường thấp, thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện.

Kết thúc đợt 1, Vn-Index tăng nhẹ 0,62 điểm (+0,11%) lên 569,74 điểm với tổng khối lượng giao dịch chỉ hơn 1,3 triệu đơn vị, trị giá 17,94 tỷ đồng.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch thận trọng tiếp tục đè nặng cùng dòng tiền vào thị trường nhỏ giọt khiến VN-Index nhanh chóng đảo chiều và giằng co quanh mốc tham chiếu.

Hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định khá thận trọng về thị trường trong phiên sáng nay. Sự điều chỉnh vẫn tiếp tục duy trì và ngưỡng 565 điểm là ngưỡng hỗ trợ để thị trường bật tăng.

Theo MSBS, diễn biến những phiên gần đây của thị trường có thể thấy VN-Index đang trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn và điểm đến của đợt điều chỉnh này được kỳ vọng là mốc 565 điểm. 

Đồng thời, MSBS cũng cho biết, với những diễn biến thiếu tích cực từ phiên trước nên thị trường tỏng phiên 22/1 nhiều khả năng sẽ là một phiên giảm điểm.

Nhóm cổ phiếu bluechip hầu hết đang giảm điểm hoặc đứng giá tham chiếu là nguyên nhân thiếu tích cực khiến VN-Index quay đầu giảm điểm.

Tại thời điểm 9h55, trên toàn sàn HOSE có 58 mã tăng, 90 mã giảm và 66 mã đứng giá, chỉ số Vn-Index giảm 1,13 điểm (-0,2%) xuống 567,99 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 12,63 triệu đơn vị, trị giá 211,78 tỷ đồng.

Nhóm VN30 chỉ có 5 mã tăng nhẹ, 15 mã giảm và 10 mã đứng giá. Trong đó, PVD, GAS và MSN cùng tăng 500 đồng/CP là điểm nâng đỡ thị trường giúp Vn-Index không giảm sâu. Trong khi đó, các cổ phiếu lớn khác như VNM, VIC, SSI, MBB… đăng đứng bất động ở mức tham chiếu.

FLC vẫn duy trì vị trí vua thanh khoản và cũng là cổ phiếu duy nhất có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị. Cụ thể, hiện FLC giảm nhẹ 100 đồng xuống 10.600 đồng/Cp và chuyển nhượng thành công hơn 1,85 triệu đơn vị.

Trong khi đó, cổ phiếu giao dịch đột biến trong phiên trước là DLG đã nhanh chóng rớt hạng. Hiện cổ phiếu này giảm 200 đồng xuống 11.800 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh gần 366.000 đơn vị.

Điểm nhấn trong nhóm cổ phiếu đầu cơ phiên sáng nay chính là VNA. Với công bố báo cáo tài chính quý IV/2014 ghi nhận khoản lãi lớn từ việc bán tàu và nếu sau khi kiểm toán, báo cáo không phải điều chỉnh thì cổ phiếu này có thể sẽ thoát án tử hủy niêm yết. Điều này đã hỗ trợ tích cực lên VNA khiến cổ phiếu này nhanh chóng tiến lên sắc tím và đứng giá 4.100 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh hơn 22.000 đơn vị và còn dư mua trần hơn nửa triệu đơn vị.

Tương tự, trên sàn HNX, sau khi nhận tín hiệu đỏ từ sàn HOSE cũng đã nhanh chóng đảo chiều. Tại thời điểm 10h05, HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,24%) xuống 84,42 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 10,91 triệu đơn vị, trị giá 130,69 tỷ đồng.

Các cổ phiếu trong nhóm HNX30 cũng hầu hết đều đứng giá tham chiếu hoặc giảm điểm với 14 mã đứng giá, 7 mã giảm và chỉ 5 mã tăng.

Tuy nhiên, những cổ phiếu dầu khí như PGS, PVS nhích nhẹ cùng PVC và PVB đứng giá tham chiếu cũng giúp HNX-Index không giảm sâu hơn.

KLF đang là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX với khối lượng khớp đạt hơn 3,4 triệu đơn vị. Áp lực bán mạnh khiến KLF xuống chạm sàn, tuy nhiên, lực cầu đã hỗ trợ giúp cổ phiếu này hãm đà rơi và hiện KLF chỉ giảm nhẹ 200 đồng xuống 11.000 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu ngành điện đang là điểm sáng trên sàn HNX khi hầu hết đều kéo trần. Cụ thể, VE1, VE3, VE4, Vr8 lần lượt tìm đến sắc tím trong khi VE2 và Ve9 cũng tăng khá mạnh. Tuy nhiên, dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này vẫn duy trì ở mức thấp.

Lực cầu vẫn chưa thấy dấu hiệu cải thiện, dòng tiền vào thị trường khá nhúc nhắc khiến thanh khoản tiếp tục suy giảm. Trong khi sàn HNX đóng cửa trong sắc đỏ, thì HOSE biểu hiện “xanh vỏ đỏ lòng” khi sắc đỏ chiếm chủ đạo trên bảng điện tử, nhưng VN-Index tăng.

Chốt phiên giao dịch sáng, toàn sàn HOSE có 73 mã tăng, 107 mã giảm và 69 mã đứng giá, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,91 điểm (+0,16%) lên 570,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch hơn 39 triệu đơn vị với tổng giá trị 682,9 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,64 triệu đơn vị, trị giá 130,89 tỷ đồng.

HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,44%) xuống 84,25 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 20,82 triệu đơn vị, trị giá 247,14 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể chỉ với 0,16 tỷ đồng.

Trong khi hầu hết các cổ phiếu bluechip đứng giá tham chiếu hoặc giảm giá, thì thị trường được hỗ trợ bởi nhóm dầu khí và VNM, khi PVD, VNM và GAS cùng tăng 1.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau thời gian đầu phiên suy giảm cũng đã bắt đầu nhích. Trong đó, EIB và CTG cùng tăng nhẹ 100 đồng, MBB, STB và BID cùng lấy lại mốc tham chiếu. Đáng chú ý, BID được giao dịch mạnh với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,36 triệu đơn vị.

DLG vẫn duy trì mức giảm 200 đồng với khối lượng giao dịch giảm mạnh so với phiên hôm qua, chỉ đạt hơn 1 triệu đơn vị. Trong khi đó, VNA cũng không có thêm biến động khi sắc tím duy trì với lượng khớp chỉ nhích nhẹ, đạt hơn 28.000 đơn vị và dư mua trần vẫn ở mức hơn nửa triệu đơn vị.

Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HOSE gồm FLC (4,97 triệu đơn vị), OGC (2,01 triệu đơn vị), HAG (1,45 triệu đơn vị), VHG (1,38 triệu đơn vị) và BID (1,36 triệu đơn vị).

Trên sàn HNX, HNX30-Index giảm 0,17 điểm (-0,1%) xuống 163,55 điểm với 10 mã tăng, 7 mã giảm và 13 mã đứng giá.

Nhóm cổ phiếu ngành điện vẫn duy trì đà tăng điểm mạnh gồm VE1, VE2, VE3, VE4, VE8, VE9. Tuy nhiên, thanh khoản của các cổ phiếu này không có thêm biến động nhiều, trong đó, VE1 và Ve4 lần lượt dư mua trần 79.700 đơn vị và 19.000 đơn vị.

Đứng đầu thanh khoản trên sàn HNX vẫn là KLF với khối lượng khớp đạt 6,19 triệu đơn vị và đóng cửa duy trì mức giảm 200 đồng, xuống 11.000 đồng/CP.

Còn nhớ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm ngoái, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có chuỗi giao dịch ấn tượng cả về thanh khoản và điểm số. Những phiên giao dịch sôi động cuối năm trước tiếp tục được tiếp nối khi thị trường giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết âm lịch kéo dài. Dù chưa hết năm Âm lịch, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diễn biến thị trường năm nay chắc khó được như cách đây 1 năm.

Theo Đầu Tư Chứng Khoán

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến