Dòng sự kiện:
Bản tin chứng khoán sáng 28/1: Trông chờ CTG và BID
28/01/2015 14:44:46
Trong khi hiệu ứng KDC qua nhanh, thì BID và CTG vẫn duy trì đà tăng vững chắc của mình. Liệu 2 mã này có tạo được động lực lan tỏa sang các cổ phiếu ngân hàng khác, để dẫn dắt đà tăng cho thị trường?

Tin liên quan

Trong phiên hôm qua thị trường đã có phiên điều chỉnh trên diện rộng. Tuy nhiên, dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh mẽ giúp nhiều cổ phiếu hồi phục xanh điểm và giữ 2 chỉ số chỉ điều chỉnh nhẹ và vẫn trong kênh tăng điểm. Điều nay khiến tăng khoản thị trường tăng mạnh, và đây chính là điểm cộng cho một phiên điều chỉnh.

Đúng như nhận định của nhiều CTCK, sự điều chỉnh trong phiên hôm qua là không đáng ngại khi tâm lý nhà đầu tư vấn khá tích cực. Bước vào phiên giao dịch sáng nay, sắc xanh đã lại hiện hữu trên cột chỉ số.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 0,26 điểm (+0,04%) lên 579,56 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 2,35 triệu đơn vị, tương đương giá trị 45,45 tỷ đồng.

 

 

Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, đà tăng được nới rộng với sự hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ phiếu bluechips.

Cụ thể, VNM tăng 1.000 đồng; VCB tăng 200 đồng; BVH tăng 300 đồng; MSN tăng 500 đồng…

GAS mặc dù lùi về đứng tham chiếu sau khi tăng 500 đồng đầu phiên nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến đà tăng của VN-Index, khi chỉ số này đang được nâng đỡ bởi các trụ cứng (có tới 19 mã tăng nhóm VN30).

Đặc biệt, KDC vẫn gây chú ý. Trong phiên hôm qua mã này chịu áp lực chốt lời mạnh từ khối ngoại, tuy nhiên, lực cầu trong nước đã hấp thụ hết lượng cung giúp cổ phiếu này duy trì đà tăng trần đến hết phiên. Hiện KDC đang được giao dịch ở mức giá 52.000 đồng, tăng 2.200 đồng và đang dư ván trần gần 700.000 đơn vị. Có lẽ thông tin chia cổ tức 20% đã hỗ trợ tốt cho mã này tăng điểm!

Ở chiều giảm, VIC là mã duy nhất trong nhóm trụ giảm điểm, với mức giảm 100 đồng.

 

Cũng giống trên HOSE, sự hưng phấn cũng lan tỏa trên HNX. Đà tăng được củng cố lại dù đầu phiên chỉ số sàn này giảm điểm.

Sau những phút dập dình, VN-Index đi lên vững vàng và có thời điểm vượt qua mức 583 điểm. Tuy nhiên, kịch bản cũ lại lặp lại khi VN-Index tăng, luôn có áp lực bán chờ sẵn, đẩy chỉ số đi xuống. Dẫu vậy, VN-Index vẫn may mắn giữ được sắc xanh trước khi thị trường đóng cửa, trong khi HNX thiếu lực đỡ đã giảm điểm trở lại.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 0,45 điểm (+0,08%) lên 579,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 60 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.025,74 điểm. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt gần 81 tỷ đồng (tập trung ở 3 mã MSN, HQC và VNM).

Chỉ số HNX-Index giảm 0,45 điểm (-0,53%) xuống 85,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 32 triệu đơn vị, tương đương giá trị 364,22 tỷ đồng.

Quay trở lại với diễn biến giao dịch trên sàn. Sự chú ý vẫn được tập trung ở 2 mã KDC và SCR.

KDC dù vẫn giữ đà tăng, nhưng mức tăng không còn mạnh như thời điểm đầu phiên, khối lượng khớp lệnh cũng giảm đáng kể, kết thúc phiên sáng, mã này khớp được gần 1,5 triệu đơn vị, tăng 200 đồng.

Còn với SCR, sau khi lãnh đạo Công ty lên tiếng về phiên giảm sàn hôm qua và đưa ra ước tính về kết quả kinh doanh năm 2014 và kế hoạch kinh doanh khả quan năm 2015, mã này đã dần hồi phục, không còn bị giảm sàn như chiều qua.

Cụ thể, theo lãnh đạo SCR, trong năm 2014, doanh thu của Sacomreal ước đạt 692,8 tỷ đồng, tương đương 114% so kế hoạch năm. Lợi nhuận vượt 10% kế hoạch năm, ước đạt 62 tỷ đồng. Năm 2015, SCR đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 10% và dự định sẽ mua vào cổ phiếu để bình ổn giao dịch cho SCR.

Kết thúc phiên, SCR giảm 500 đồng/cp (-6,1%), về mức giá 7.700 đồng, với hơn 11,6 triệu cổ phiếu được giao dịch, chiếm gần 1/3 khối lượng giao dịch trên HNX.

Trong khi đó, 2 mã ngân hàng lớn là CTG và BID lại tiếp tục chuỗi ngày ấn tượng của mình. Bất chấp sự dao động của nhóm cổ phiếu ngân hàng trước thời điểm cận kề Thông tư 36 có hiệu lực, cả CTG và BID đều duy trì đà tăng mạnh, trong đó, CTG tăng 900 đồng (+5,14%) và BID tăng 500 đồng (+2,87%). Không chỉ tăng tốt về giá, 2 mã này cũng gây bất ngờ khi có thanh khoản tốt nhất HOSE với khối lượng khớp được lần lượt đạt 4,7 triệu và 3,1 triệu đơn vị.

Theo nhận định của nhiều CTCK, thị trường cần một nhóm cổ phiếu dẫn dắt đủ mạnh để có thể bứt lên, liệu CTG và BID có tạo được động lực lan tỏa sang các cổ phiếu ngân hàng khác, để dẫn dắt đà tăng cho thị trường, bỏ qua nỗi ám ảnh về Thông tư 36 cho nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng và TTCK nói chung?

Theo Đầu Tư Chứng Khoán

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến