Tin liên quan
Trong vài ba phiên trở lại đây, dòng tiền đã bắt đầu chuyển dần sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhất là trong phiên chiều qua. Nhờ dòng tiền này mà thị trường giữ được sắc xanh nhẹ khi đóng cửa, cho dù áp lực bán ở các mã lớn vẫn còn. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng đã mua ròng trở lại tạo tâm lý tích cực lên thị trường.
Tuy nhiên, theo FPTS, cần phải thận trọng khi giải ngân vào nhóm cổ phiếu đầu cơ, khi mà nhóm này chưa đủ sức trở thành nhóm dẫn dắt thị trường.
“Một số tín hiệu tích cực xuất hiện tại nhóm cổ phiếu có yếu tố đầu cơ trong phiên 30/7 tiếp tục cho thấy sự phân hóa đa dạng của dòng tiền trên thị trường. Đây là nhóm chưa thực sự tạo được đột biến lớn và thu hút mạnh mẽ dòng tiền trong đợt sóng tăng mạnh vừa qua. Do đó, sự chọn lựa của dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này trong bối cảnh chỉ số đang có rủi ro về xu hướng là tín hiệu cần thận trọng”, FPTS đánh giá.
Bước vào phiên sáng 31/7, cả 2 chỉ số cùng khởi động trong sắc xanh nhẹ khi lượng cung giá thấp được hạn chế tối đa, hoạt động giao dịch khá cân bằng.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,74 điểm (+0,28%) lên 628,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,375 triệu đơn vị, giá trị 114,95 tỷ đồng.
Thanh khoản sau đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa tăng vọt một phần là nhờ vào giao dịch thỏa thuận của 2,1 triệu cổ phiếu PAN ở mức giá tham chiếu 36.000 đồng/CP, tương ứng giá trị 75,6 tỷ đồng.
Nhóm bluechips đa phần đang giữ sắc xanh nên đà tăng của VN-Index được duy trì. Các mã trụ như VNM, VCB cùng DPM, KDC, PVT, HSG, FPT, SSI, HCM... đang tăng điểm. GAS, VIC đứng tham chiếu, trong khi MSN, STB, HAG, HPG... giảm nhẹ.
Dòng tiền vẫn đang hướng đến nhóm cổ phiếu đầu cơ. Trong đó, ASM, KSA đã tăng trần, JVC, VHG tăng gần mức trần, thanh khoản đều đạt hơn 1 triệu đơn vị. CII đang dẫn dầu về thanh khoản với hơn 2,25 triệu đơn vị được khớp và giảm 200 đồng. FLC đang đứng giá tham chiếu, giao dịch khá chậm.
Trên HNX, diễn biến giằng co khá mạnh khi mà lực đỡ chính trong phiên hôm qua là nhóm dầu khí đang gặp thử thách. Hiện chỉ còn PLC là tăng điểm với mức tăng khá tốt 700 đồng. Cùng với đó là ACB, BVS, KLS, VCG, FIT... Tuy nhiên, thanh khoản trên sàn này thấp khi mà giao dịch èo uột.
VN-Index nhanh chóng leo đến ngưỡng 630 điểm. Sau đó, áp lực chốt lời dần gia tăng, trong khi sức cầu càng về cuối càng tỏ ra thận trọng. Vì vậy, chỉ số liên tục co giật, trước khi lùi xuống dưới tham chiếu ở cuối phiên.
Tương tự là HNX-Index, ngay sau khi chạm mốc 86 điểm, áp lực bán đã được tung vào khá mạnh, tập trung ở các mã đã tăng tốt ở phiên trước như dầu khí, chứng khoán hay ngân hàng. Bởi sức cầu đã tỏ ra èo uột từ sớm, nên chỉ số cứ từ từ suy giảm.
Kết thúc phiên sáng, với 104 mã tăng và 82 mã giảm, VN-Index giảm 0,41 điểm (-0,07%) xuống 626,16 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 0,44 điểm (-0,07%) xuống 651,26 điểm với 11 mã tăng và 11 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 64,566 triệu đơn vị, giá trị 1.182,48 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên sáng hôm trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 6,2 triệu đơn vị, giá trị gần 133 tỷ đồng. Ngoài 2,1 triệu cổ phiếu PAN được thỏa thuận như đã nêu, đáng chú ý còn có hơn 2,8 triệu cổ phiếu SHI, trị giá hơn 35,5 tỷ đồng.
Đối với HNX-Index, chỉ số này cũng giảm 0,14 điểm (-0,16%) xuống 85,67 điểm với 76 mã giảm và 68 mã tăng. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,08 điểm (+0,05%) lên 164,28 điểm với 9 mã tăng và 11 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,678 triệu đơn vị, giá trị 230,37 tỷ đồng, giảm nhẹ 2%. Trong đó, đóng góp từ giao dịch thỏa thuận không đáng kể chỉ 3,2 tỷ đồng.
Áp lực vẫn dồn lên nhóm bluechips, ngân hàng, bảo hiểm và dầu khí, khiến nhóm này yếu đà.
GAS, VIC, STB, EIB, BVH, HAG, HPG... cùng giảm nhẹ, trong đó HPG khớp 1,2 triệu đơn vị.
Các mã như VNM, MBB, KDC, VCB, DPM, PVD lùi về tham chiếu. MBB khớp 1,3 triệu đơn vị.
Ở chiều tăng là MSN, HVG, SSI, HSG, FPT, REE, PVT, HCM... trong đó HVG và SSI đều khớp hơn 1,3 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn giữ được “phong độ” khi nhiều mã tăng trần như ASM, KSA, ATA, CDC, GMC, HLG, BT6..., trong đó thanh khoản mạnh có ASM và KSA.
Ngoài ra, các mã như JVC, GTN, HAP, IDI, LSS, VHG, đều tăng điểm, thanh khoản từ hơn 1-2 triệu cổ phiếu. CII gây chú ý khi sức cầu cuối phiên tăng mạnh, giúp mã này đảo chiều thành công, thanh khoản dẫn đầu HOSE với 5,44 triệu đơn vị được khớp.
FLC đứng giá tham chiếu và khớp 3,2 triệu đơn vị.
Trên HNX, áp lực bán khiến nhóm dầu khí chỉ còn PVS tăng nhẹ 200 đồng, PLC lùi về mốc tham chiếu, còn lại đều giảm nhẹ.
KLF, FIT và KVC là 3 mã cùng đạt thanh khoản trên 1,5 triệu đơn vị, nhưng không có mã nào tăng. KLF đứng tham chiếu. FIT giảm nhẹ 1 bước giá, còn KVC giảm mạnh 1.900 đồng.
Tuy nhiên, với những mã tăng như PVS, TCT, DBC, CEO, BII, AAA, KLS, SD9, VGS, nhóm HNX30 vẫn giữ được sắc xanh nhạt, qua đó hãm bớt đà giảm của chỉ số.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy