Tin liên quan
Trước khi diễn ra phiên giao dịch ngày 3/9/2015, hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng, thị trường vẫn đang giao dịch ở vùng giá hấp dẫn cho hoạt động đầu tư dài hạn. Mặc dù vậy, trong ngắn hạn, áp lực bán sẽ tiếp tục hiện hữu trong một vài phiên tới, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co.
Trong khi đó, thống kê trong 5 năm gần đây, trạng thái thị trường sau kỳ nghỉ lễ 2/9 chủ yếu là giảm điểm. Cụ thể, ngoại trừ kỳ tăng điểm của năm 2011, còn lại các năm từ 2012-2014 đều giảm điểm, liệu lịch sử về xu thế giảm điểm có lặp lại trong năm 2015 không?
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (ngày 3/9), áp lực bán vẫn còn hiện hữu và tăng mạnh lên ngay từ đầu phiên khiến sắc đỏ lan rộng dần trên bảng điện tử.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 2,99 điểm (-0,53%) xuống 559,32 điểm với thanh khoản khá thấp đạt 2,26 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 30,31 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index càng lùi sâu dưới mốc 560 điểm khi hầu hết các cổ phiếu bluechip nới rộng đà giảm điểm. Sau gần 40 phút giao dịch, trong nhóm Vn30 chỉ còn duy nhất EIB nhích nhẹ 100 đồng, còn lại đều đứng giá hoặc giảm mạnh.
Dư âm phiên giảm mạnh của phiên trước tiếp tục kéo cặp đôi cổ phiếu dầu khí chủ chốt là PVD và GAS bỏ xa mốc tham chiếu và là lực cản chính kéo VN-Index đi xuống. Bên cạng đó, các bluechip khác như HPG, HSG, BVH… cũng đang trong xu thế giảm mạnh tác động xấu đến thị trường khiến VN-Index có thời điểm mất hơn 5 điểm.
Trong khi đó, dù xuất hiện với sắc xanh nhạt nhờ một số lực kéo như SCR, VIX nhưng nhận tín hiệu đỏ đang được tô đậm hơn trên HOSE khiến HNX-Index cũng quay đầu giảm điểm.
Lực mua sau đó có dấu hiệu tích cực tại nhóm dầu khí, ngân hàng, giúp nhiều nhà đầu tư nghĩ tới kịch bản đẹp là thị trường sẽ đảo chiều trở lại. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn ở mức cao, đà giảm chưa dứt, thị trường tiếp tục nới rộng biên độ giảm về cuối phiên. Đồng thời, thanh khoản khá yếu bởi dòng tiền vẫn chủ yếu đứng quan sát.
Trên bảng điện tử, sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo. Cụ thể, toàn sàn HOSE có 122 mã giảm, gấp đôi số mã tăng (61 mã), trong đó, nhóm VN30 có tới 24 mã giảm và chỉ 2 mã tăng. Sàn HNX có 79 mã giảm và 57 mã tăng, trong đó nhóm HNX30 cũng có tới 18 mã giảm và chỉ 3 mã tăng.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm 6,8 điểm (-1,21%) xuống 555,51 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 45 triệu đơn vị, trị giá 741,54 tỷ đồng. Còn HNX-Index giảm 0,48 điểm (-0,62%) xuống 76,56 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 26,21 triệu đơn vị, trị giá 289,37 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận không đáng kể, chỉ đạt hơn 11 tỷ đồng trên cả hai sàn.
Trong khi các cổ phiếu ngân hàng không có nhiều biến động khi duy nhất EIB tăng +2,6%, còn các cổ phiếu còn giảm nhẹ. Trong khi đó, hiệu ứng nới room dường như đã được hấp thụ hết trước đó và hiện nhóm chứng khoán bị chốt lời, nên nhóm này giảm khá mạnh. Cụ thể, SSI giảm 3,49%, xuống mức thấp nhất của phiên 24.900 đồng/CP và khớp 2,69 triệu đơn vị; HCM giảm 2,83% xuống 37.800 đồng/CP và khớp gần 1 triệu đơn vị.
Nhịp hồi nhẹ của PVD khá chớp nhoáng và nhanh chóng quay lại đà giảm mạnh. Chốt phiên, PVD giảm hơn 1,96% trong khi GAS đứng ở mức gần thấp nhất trong phiên với mức giảm 3,78% xuống 45.800 đồng/CP.
Dòng tiền tham gia vào thị trường khá hạn chế, tuy nhiên, các cổ phiếu thị trường vẫn nhận được sự chú ý. Các cổ phiếu như FLC, ITA, HAI, HQC, DLG… đều khớp trên 1 triệu đơn vị.
BGM sau 2 phiên giảm sàn cũng đã lấy lại được những gì đã mất khi tiếp tục thiết lập sắc tím trong phiên sáng nay. Chốt phiên, BGM tăng 200 đồng (+6,2%) lên mức trần 3.400 đồng/Cp và khớp 1,22 triệu đơn vị. JVC cũng tăng 300 đồng (+5,9%) chạm trần với khối lượng khớp hơn 1 triệu đơn vị và dư mua trần gần 144.000 đơn vị.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất là VHG. Lực cầu gia tăng đã giúp VHG vượt xa mốc tham chiếu, thậm chí có lúc gần chạm trần. Chốt phiên VHG tăng 200 đồng (+2,78%) lên 7.400 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn.
KVC không giữ mức trần, nhưng vẫn tăng khá mạnh lên 11.300 đồng/Cp và khớp 1,38 triệu đơn vị. Trong khi đó, TIG là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn với khối lượng khớp 2,28 triệu đơn vị. Chốt phiên TIG giảm 300 đồng xuống 11.400 đồng/CP.
Nên đọc
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy