Sau cuộc họp với Thủ tướng, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà sáng nay đã có cuộc làm việc với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn để bàn về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru). Cuộc làm việc được kết nối trực tuyến với trung tâm khí tượng thuỷ văn các tỉnh thành miền Trung.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, ông và các chuyên gia nước ngoài đã có trao đổi sau khi cơn bão này hoành hành qua Philippiness, một bản báo cáo 100 trang với chi tiết phân tích về cơn bão Noru đã được các chuyên gia Philippines gửi đến ông Khiêm.
"Khi bão hình thành cho đến khi đổ bộ vào Philippines đã tăng 7-8 cấp, từ cấp 8 tăng lên cấp 16 (cấp siêu bão), rất nhiều chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên đặt câu hỏi vì sao bão tăng cấp nhanh thế. Qua thảo luận và tìm hiểu đã xác định được nguyên nhân chính là do nhiệt độ nước biển phía đông Philippines, nguồn năng lượng nuôi cơn bão rất lớn", ông Khiêm thông tin.
Ông Mai Văn Khiêm báo cáo về tình hình cơn bão.
Còn các chuyên gia khí tượng Nhật Bản đưa ra nhận định cường độ bão đang đạt cấp 14-15, trong 6 tiếng tới đến chiều tối bão vẫn có thể mạnh thêm.
Nước ở Biển Đông hiện tại đang có nhiệt độ 30-31 độ, điều kiện như thế rất thuận lợi cho bão khi vào. Nhìn nhận lại những cơn bão trước đây như Xangsane, Ketsana có tác động của không khí lạnh phần nào làm ảnh hưởng, suy yếu bão. Tuy nhiên cơn bão Noru này lại không như vậy. Khi vào đến Biển Đông bão đạt cấp 12, đến đêm qua lên cấp 14, trưa nay bão đạt cấp 14, giật cấp 15.
"Tất cả mô hình dự báo quốc tế đều chung nhận định khi bão tiến vào gần đất liền Việt Nam ít nhất sẽ đạt cường độ cấp 13 trở lên, riêng dự báo Mỹ và Trung Quốc đưa ra dự báo cường độ cao hơn 1-2 cấp. Quỹ đạo các cơ quan đều thống nhất bão sẽ đổ bộ khu vực Trung Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi)", ông Khiêm cho biết.
Đến 10h sáng nay bão cách đất liền khoảng 350km với cường độ cấp 14-15, giật cấp 16, dự báo từ nay đến chiều tối vẫn duy trì cường độ này. Các dự báo của Nhật cũng giữ cường độ cấp 14-15 khi cách bờ còn khoảng 50-70 km, khi gần bờ "vào vùng nước nông nên do ma sát, có thể giảm cấp xuống còn 11-13.
Ảnh mây vệ tinh bão Noru. Ảnh: Himawari
"Khi tiếp bờ, gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 13, thời gian lưu gió có thể là 10-12 tiếng, "thời điểm ảnh hưởng của bão từ chiều tối nay, thời điểm nguy hiểm nhất trên đất liền vào khoảng 21-22h tối nay đến 4-5h sáng (28/9)", ông Khiêm nhấn mạnh.
5 địa phương Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và 3 đảo Lý Sơn, Cù Lao Tràm, Cồn Cỏ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ bão.
Kịch bản mưa gây ra ngập lụt được đưa ra rất nguy hiểm; một số sông báo động 2, báo động 3. Khu vực miền Trung gồm 3 tỉnh trọng tâm Quảng Nam (6/18 huyện), Quảng Ngãi (6/11 huyện), Thừa Thiên Huế (4/8 huyện) có thể ngập 0,3-0,6m.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia đặc biệt lưu ý: "Cấp độ rủi ro thiên tai hiện đang cao nhất là cấp 4 với 5 địa phương, bão đang cấp 14-15, nếu tình huống từ nay đến chiều tối bão tăng thêm một cấp lên cấp 16 tức là đạt cấp siêu bão, thì mức độ rủi ro tăng lên cấp 5. Cần sẵn sàng tất cả phương án có thể xảy ra".
Tổng thư ký Hội Khí tượng thuỷ văn Việt Nam Lê Thanh Hải nhận định, khả năng bão trở thành siêu bão trên cấp 16 thì chưa rõ ràng, tuy nhiên đây là một cơn bão rất mạnh, đạt xấp xỉ cấp siêu bão.
"Nơi nguy hiểm nhất là đảo Lý Sơn khi bão đổ bộ có thể ở mức cấp 13-14. Bán kính gió mạnh từ cấp 12 trở lên thì đạt 100 km/h", ông nói. Mưa đợt này rất lớn trải dài từ Thanh Hóa đến Tây Nguyên, Kon Tum và Gia Lai có thể hứng gió bão mạnh cấp 10-11, khả năng chống chọi ở khu vực này thấp hơn nhiều các tỉnh ven biển.
Ông cũng nhấn mạnh, khả năng về nước dâng do bão nguy hiểm nhất, nói về cơn bão Haiyan đã gây thiệt hại về sinh mạng với nguyên nhân chính do nước dâng, nên 4 tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định cần lưu ý.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà lưu ý, đây là một cơn bão hết sức nguy hiểm, mạnh, mức độ để phân loại theo chỉ số về cấp độ thiên tai thì chưa cao nhất nhưng đang ở mức độ 4 với 5 địa phương. Ông đề nghị cần mở rộng cảnh báo thêm với các địa phương khác như ở Tây Nguyên - nơi có khả năng chống chịu và kinh nghiệm phòng chống bão lũ thấp.
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà.
Sau khi vào khu vực Biển Đông, khu vực đảo Lý Sơn sẽ trực tiếp chịu tác động của bão đi qua, ông Hà phân tích, cường độ của bão cả về cấp độ gió và mức độ nguy hiểm rất cao nên cần phải tiếp tục theo dõi ngay từ bây giờ, cung cấp đầy đủ thông tin cho BCĐ quốc gia về phòng chống thiên tai và chính quyền cấp huyện xã và đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn cùng các đảo khác.
"Thời gian còn rất ngắn, từ nay đến chiều tối là ảnh hưởng tác động của cơn bão này. Các trạm quan trắc có radar đưa ra nhận định chính xác hơn, dự báo đúng hơn nữa về cường độ và bán kính vùng ảnh hưởng của cơn bão với các địa phương", Bộ trưởng chỉ đạo.
Ông cũng lưu ý, đội ngũ dự báo viên cần đưa ra cảnh báo cả tác động của gió và nước biển dâng, lưu ý với các địa phương trong vùng bán kính cơn bão này bắt đầu tác động vào đất liền.
Tác giả: Trần Thường
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy