Những ngày gần đây, nhiều người dân và mạng xã hội đã phản ánh về tình trạng báo động của núi Truông tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) có những đường rạn, nứt dọc trên đỉnh núi. Dưới chân núi thì một khối lượng đất, đá đã bị khai thác và có thể sạt lở xuống bất cứ lúc nào.
Ngày 31/10, theo ghi nhận của PV, tại núi Truông có khoảng 5 hộ dân sinh sống dưới chân núi. Một phần đất, đá có dấu hiệu vừa mới bị khai thác lấy đi khiến chân núi hở chông chênh. Phía trên ngọn núi hoàn toàn không có cây cối, dọc trên đỉnh núi và hai bên có những đường nứt lớn.
Với thời tiết mưa lớn dài ngày, ngọn núi này có thể sạt lở xuống bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của những người dân sống xung quanh.
Khối lượng đất, đá lớn dưới chân đã bị lấy đi
Trao đổi với PV, ông Văn Bá Hoà, Chủ tịch UBND xã Nam Thái cho biết, khu vực núi Truông không được cấp phép khai thác đất. Xung quanh chân núi Truông có 5 hộ dân những ngày gần đây chính quyền địa phương đã gửi thông báo đến từng gia đình về việc phòng chống nguy cơ sạt lở.
Một số hộ dân chính quyền yêu cầu đến nơi an toàn những ngày mưa lớn để đảm bảo an toàn.
“Những ngày gần đây tôi cũng trực tiếp ra kiểm tra thường xuyên ở đó. Chúng tôi cũng rất lo lắng về hiện trạng của ngọn núi này”, ông Hoà nói.
Trên đỉnh núi xuất hiện những vết nứt dài có nguy cơ sạt lở
Giải thích về vấn đề khối lượng đất, đá lớn đã bị khai thác lấy đi, ông Hoà cho hay, phần đất, đá dưới chân đã bị lấy đi từ lâu lúc làm Quốc lộ 46. Bên cạnh đó, thi thoảng người dân hạ vườn nên đào dưới chân núi.
Có 5 hộ dân sống xung quanh khu vực chân núi Truông
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, Nghệ An đã có mưa đặc biệt lớn liên tục nhiều ngày khiến hàng ngàn hộ dân bị ngập lụt. Đồng thời, nhiều nơi đã bị sạt lở như: Quốc lộ 46 đoạn qua huyện Thanh Chương, quốc lộ 7 đoạn qua huyện Con Cuông và nhiều điểm sạt lở khác ở các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong... Mức cảnh báo sạt lở cấp 2.
Ngoài ra, các vụ sạt lở ở tỉnh Thừa Thiên – Huế; Quảng Nam khiến hàng chục người mất tích và thương vong khiến người dân bất an khi sống xung quạnh những ngọn núi có nguy cơ sạt lở.
Văn Bình
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù