Hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song bất động sản công nghiệp vẫn là "điểm sáng" với tăng trưởng tích cực. Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ lấp đầy trung bình cả nước là 87%, tổng diện tích đất khu công nghiệp và diện tích cho thuê 20.567 ha. Tại miền Bắc, Bắc Ninh và Hà Nội tiếp tục là hai thị trường dẫn đầu toàn khu vực với tỷ lệ lấp đầy lần lượt là 99% và 91%. Ở phía Nam, tỷ lệ lấp đầy tại TP.HCM là 88%, Bình Dương 99...
Giá thuê bất động sản công nghiệp cũng tăng mạnh thời gian qua. Giá thuê đất tại các khu công nghiệp miền Nam đạt mức 114 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7,1% nếu so với năm 2020. Trong khi giá thuê đất thị trường miền Bắc là 108 USD/m2/chu kỳ thuê.
Nhiều "ông lớn" đổ tiền vào bất động sản công nghiệp, với các dự án quy mô cho thấy tiềm năng lớn của phân khúc này từ năm 2022. Cộng với nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phân khúc này.
(Ảnh minh họa - KT)
Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, so với các nước lân cận trong khu vực, Việt Nam đang ở một vị thế khá thuận lợi trong thu hút FDI. Giá bất động sản công nghiệp vẫn tương đối phải chăng nếu đặt lên bàn cân với các nước khác như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, hay Ấn Độ.
“Chúng tôi nhận thấy nhiều dự án mới đang được bổ sung vào nguồn cung tương lai. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đất đai. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vấn đề nằm tại lực lượng lao động, bao gồm chất lượng tay nghề, môi trường làm việc và phúc lợi xã hội. Với nhiều cơ hội việc làm và phát triển, giá nhân công tại Việt Nam ở mức tương đối trong khu vực. Hơn thế nữa, vì khung pháp lý tương đối đơn giản, các doanh nghiệp cũng cảm thấy thoải mái khi đầu tư vào và làm việc tại Việt Nam” - ông Matthew Powell nói.
Việc các doanh nghiệp có danh tiếng lựa chọn Việt Nam là điểm đến chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng vốn FDI, đồng thời, làm tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh những tập đoàn lớn, Việt Nam cũng thu hút vốn FDI từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hậu cần.
Đây chính là “đòn bẩy” giúp bất động sản công nghiệp phát triển trong năm 2022 và những năm tới.
“Có nhiều lý do tạo nên sự hấp dẫn của ngành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể, đất công nghiệp ở Việt Nam có mức giá tương đối hợp lý, có nhiều nhà phát triển bất động sản uy tín cùng với chính sách pháp lý phù hợp. Đây là những yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam” - ông Matthew Powell nói.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quốc tế đang cố gắng mở rộng và đa dạng hóa thị trường để không bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam nổi lên với sự ổn định về chính trị, cơ hội đầu tư rộng mở, đáp ứng được các nhu cầu từ doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố pháp lý và hỗ trợ từ chính quyền địa phương./.
Tác giả: Phương Hoài
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- xích tải trung quốc
- máy hàn que
- đồng hồ đo nước thải
- giá xe nâng cũ
- máy xay đậu nành gia đình
- xnk ht
- Cung cấp máy bơm nhiệt gia đình giá tốt
- Tinh Hà - Giải pháp gia công
- The emerald 68
- Dự án Foresta
- Cho thuê The Wisteria
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy