Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã khái quát tình hình thị trường BĐS trong những năm vừa qua, đánh giá những tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 đối với thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2020.
Theo đánh giá, với những biến động nhất định cho thấy, thị trường BĐS chưa thật sự phát triển bền vững. Đặc biệt do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID – 19, từ đầu năm đến nay, các hoạt động của doanh nghiệp và giao dịch thị trường BĐS bị hạn chế đã gây ra thiệt hại với doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra thách thức mới đối với lĩnh vực này.
Bất động sản 'đóng băng' mùa dịch, Bộ Xây dựng bàn cách "cứu nguy"
Trong 4 tháng vừa qua, số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%. Số còn lại đều hoạt động cầm chừng. Tỷ lệ người lao động mất việc, tạm ngừng công việc hoặc làm việc cầm chừng trong lĩnh vực BĐS tương đối lớn; số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tăng thấp nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2015-2019.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngưng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019; tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong các ngành nghề; số lượng, giá trị sản phẩm BĐS tồn kho tăng…
Theo đó, Bộ đưa ra một số giải pháp về thể chế, tài khóa và tín dụng đối với phát triển nhà ở và thị trường BĐS, đặc biệt là tập trung trọng tâm phát triển nhà ở xã hội - coi đây là giải pháp tạo đà, “kích thích” sự phát triển của thị trường bất động sản trong giai đoạn khó khăn này.
Trao đổi tại hội nghị, các chuyên gia đã bày tỏ sự đồng tình với các đề xuất của Bộ Xây dựng trên cơ sở đánh giá khái quát thị trường BĐS và so sánh giai đoạn trước đây và hiện nay; đồng thời đưa ra những nhận định mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19.
Các chuyên gia nhận định, trước mắt, Bộ Xây dựng cần phối hợp đánh giá kỹ lưỡng tình hình ở 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, rà soát việc triển khai các dự án nhà ở, BĐS lớn ở hai địa phương này bởi đây là thị trường lớn nhất.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sớm đề xuất với Chính phủ có chính sách như: xem xét cho phép chậm nộp, giãn nộp tiền sử dụng đất; hỗ trợ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay… để hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn, tạo tiền đề cho BĐS "hồi sinh" sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trước đó, ngày 8/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020 cho phép gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng và tiền thuê đất trong 5 tháng với 5 nhóm đối tượng như sau:
1. Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt may, da giày; sản xuất điện tử, ôtô...
2. Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, logistic; dịch vụ khách sạn, lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch...
3. Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm cơ khí.
4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thúy Quỳnh (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy